Nhân viên nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp bị sếp nhiều lần sàm sỡ không?

Tôi là nhân viên văn phòng bình thường. Được hơn một năm thì Giám Đốc bổ nhiệm tôi làm thư ký của Giám Đốc. Giám Đốc đã có gia đình, nhưng từ khi tôi chuyển qua làm Thư ký cho Giám Đốc thì thường xuyên bị sếp sàm sỡ, động chạm vào cơ thể tôi mà tôi không hề mong muốn. Cho tôi hỏi trường hợp của tôi thì tôi có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không? Trường hợp nào thì được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Cho tôi hỏi nếu tôi nghỉ việc như vậy thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Trường hợp nào thì được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

"Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động."

Nhân viên nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp bị sếp nhiều lần sàm sỡ không?

Nhân viên nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp bị sếp nhiều lần sàm sỡ không? (Hình từ Internet)

Nhân viên nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị sếp nhiều lần sàm sỡ không?

Theo như khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 giải thích từ ngữ quy định về trường hợp “quấy rối tình dục” như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
9. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động."

Như vậy, theo như định nghĩa trên thì trường hợp của bạn “bị sếp sàm sỡ nhiều lần” thuộc vào trường hợp bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định tại khoản 9 Điều 3 như trên. Bên cạnh đó theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 thì bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo như những quy định trên.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định về điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

"Điều 46. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm."

Như vậy, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 như đã nêu trên thì sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu như người lao động đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên.

Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này. Đối với trường hợp của bạn thì bạn đã làm việc hơn 01 năm, vậy khi nghỉ việc thì bạn có thể được hưởng nửa tháng tiền lương theo quy định trên.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vào thời điểm cuối năm có đúng luật không?
Pháp luật
Người lao động không quay lại làm việc sau thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Theo dõi nhân sự là gì? Mẫu excel theo dõi nhân sự mới là mẫu nào? Tải về mẫu excel theo dõi nhân sự mới?
Pháp luật
Công ty có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đang bị tạm giam hay không?
Pháp luật
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do người lao động đang mang thai sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đang điều trị tai nạn lao động hay không?
Pháp luật
Mẫu bảng nhận xét nhân viên cuối năm là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền bảng nhận xét nhân viên cuối năm?
Pháp luật
Người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào? Người lao động nghỉ việc không cần sự chấp thuận của công ty có được không?
Pháp luật
Muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động không có vi phạm các điều khoản đã giao kết trong hợp đồng thì doanh nghiệp cần làm gì?
Pháp luật
Tải về mẫu bảng excel lập kế hoạch công việc theo ngày, tuần, tháng chi tiết? Tại sao nên lập bảng kế hoạch công việc?
Pháp luật
Công việc không phù hợp, người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không báo trước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
1,839 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào