Nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa có bắt buộc tốt nghiệp đại học trở lên hay không?
- Nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa được hiểu như thế nào?
- Nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa có bắt buộc tốt nghiệp đại học trở lên hay không?
- Nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện những nhiệm vụ chính nào?
- Nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa có quyền từ chối cấp hồ sơ đăng kiểm khi nào?
Nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa được hiểu như thế nào?
Nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa (Hình từ Internet)
Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa như sau:
5. Nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm (sau đây gọi là nhân viên nghiệp vụ) là người thực hiện việc tiếp nhận công việc, lưu trữ, cấp phát hồ sơ, ấn chỉ dùng trong công tác đăng kiểm và thực hiện các công việc khác phục vụ cho hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
Căn cứ trên quy định nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi là nhân viên nghiệp vụ) là người thực hiện việc tiếp nhận công việc, lưu trữ, cấp phát hồ sơ, ấn chỉ dùng trong công tác đăng kiểm và thực hiện các công việc khác phục vụ cho hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
Nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa có bắt buộc tốt nghiệp đại học trở lên hay không?
Theo Điều 4 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn của nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa như sau:
Tiêu chuẩn của nhân viên nghiệp vụ
1. Tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên.
2. Hoàn thành chương trình tập huấn nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
Căn cứ trên quy định nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên.
- Hoàn thành chương trình tập huấn nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
Như vậy, nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa không bắt buộc phải tốt nghiệp đại học trở lên mà có thể tốt nghiệp từ trung cấp nghề trở lên.
Nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện những nhiệm vụ chính nào?
Theo Điều 10 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ của nhân viên nghiệp vụ
Nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ dưới đây theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị:
1. Tiếp nhận yêu cầu công việc.
2. Cấp phát hồ sơ đăng kiểm phương tiện.
3. Ghi hồ sơ, sổ quản lý phục vụ công tác đăng kiểm.
4. Thống kê, báo cáo.
5. Tiếp nhận, quản lý, lưu trữ hồ sơ, ấn chỉ phục vụ công tác đăng kiểm.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị.
Theo đó, nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa thực hiện các nhiệm vụ dưới đây theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị đăng kiểm bao gồm:
- Tiếp nhận yêu cầu công việc.
- Cấp phát hồ sơ đăng kiểm phương tiện.
- Ghi hồ sơ, sổ quản lý phục vụ công tác đăng kiểm.
- Thống kê, báo cáo.
- Tiếp nhận, quản lý, lưu trữ hồ sơ, ấn chỉ phục vụ công tác đăng kiểm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của lãnh đạo đơn vị.
Nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa có quyền từ chối cấp hồ sơ đăng kiểm khi nào?
Theo Điều 16 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của nhân viên nghiệp vụ
1. Quyền hạn
a) Từ chối cấp hồ sơ đăng kiểm khi chủ phương tiện không nộp phí và lệ phí đăng kiểm theo quy định;
b) Bảo lưu và báo cáo cấp trên trực tiếp của lãnh đạo đơn vị khi ý kiến của mình khác với ý kiến của lãnh đạo đơn vị.
2. Trách nhiệm
Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc được phân công trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật.
Căn cứ trên quy định nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa có những quyền hạn sau đây:
- Từ chối cấp hồ sơ đăng kiểm khi chủ phương tiện không nộp phí và lệ phí đăng kiểm phương tiện thủy nội địa theo quy định;
- Bảo lưu và báo cáo cấp trên trực tiếp của lãnh đạo đơn vị khi ý kiến của mình khác với ý kiến của lãnh đạo đơn vị.
Bên cạnh đó, nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa còn phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc được phân công trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật.
Như vậy, nhân viên nghiệp vụ đơn vị đăng kiểm phương tiện thủy nội địa có quyền từ chối cấp hồ sơ đăng kiểm khi chủ phương tiện thủy nội địa không nộp phí và lệ phí đăng kiểm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?