Nhân viên công nghệ thông tin trong bệnh viện được hưởng chế độ về mức phụ cấp ưu đãi do làm trong môi trường độc hại như thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan tới mức phụ cấp mong sớm được giải đáp thắc mắc. Tôi là một nhân viên làm trong bệnh viện nhưng nghề nghiệp của tôi lại không phải là những công việc liên quan tới y tế. Tôi là một nhân viên hàng ngày phải tiếp xúc với mực in và máy tính, máy in rất nhiều. Công việc trên đối với tôi mà nói là một công việc khá độc hại. Vậy nên tôi muốn xin thông tin về chế độ hưởng độc hại của nhân viên làm công nghệ thông tin trong bệnh viện? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn.

Nguyên tắc áp dụng mức phụ cấp và cách tính mức phụ cấp như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập về nguyên tắc áp dụng mức phụ cấp và cách tính mức phụ cấp cụ thể như sau:

- Mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một phụ cấp ưu đãi theo nghề ở mức cao nhất.

- Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ phần trăm (sau đây viết là %) trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

Chế độ hưởng mức phụ cấp ưu đãi do làm trong môi trường độc hại của nhân viên làm công nghệ thông tin trong bệnh viện được quy định như thế nào?

Đối với vấn đề này, tại Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP, được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 05/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2023) quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập có quy định như sau:

- Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

+ Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;

+ Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.

- Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

+ Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;

+ Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;

+ Kiểm dịch y tế biên giới.

- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.

- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:

+ Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;

+ Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.

- Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

- Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023:

+ Mức phụ cấp 100% áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

- Trong thời gian áp dụng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở quy định tại khoản 7 này thì không áp dụng quy định tại điểm c khoản 2 và quy định đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng tại khoản 4 Điều 3.

Trước đây, Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định:

Mức phụ cấp ưu đãi

1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

a) Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;

b) Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.

2. Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:

a) Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;

b) Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;

c) Kiểm dịch y tế biên giới.

3. Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.

4. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:

a) Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;

b) Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.

6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

Chế độ hưởng phụ cấp độc hại của nhân viên

Chế độ hưởng phụ cấp độc hại của nhân viên

Nguồn kinh phí chi trả để thực hiện trả phụ cấp

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập quy định về nguồn kinh phí chi trả để thực hiện việc trả phụ cấp cụ thể là nguồn kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn thu của các cơ sở y tế từ các hoạt đông sự nghiệp của đơn vị theo quy định và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Theo quy định trên, với trường hợp của bạn - một người làm công nghệ thông tin tại bệnh viện thì thuộc vào trường hợp công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế. Với công chức, viên chức không làm chuyên môn y tế nên có thể được xem xét cho hưởng phụ cấp ưu đãi tùy tình hình đặc thù công việc của bạn và nguồn ngân sách của bệnh viện nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của bạn.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới phục cấp mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Phụ cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cấp phó làm thay việc của cấp trưởng, có được tăng phụ cấp?
Pháp luật
Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề trong các cơ sở y tế là đối tượng nào? Mức hưởng phụ cấp là bao nhiêu?
Pháp luật
Nhân viên công nghệ thông tin trong bệnh viện được hưởng chế độ về mức phụ cấp ưu đãi do làm trong môi trường độc hại như thế nào?
Pháp luật
Người công tác y tế tại trường học thuộc vùng khó khăn có nhận phụ cấp ưu đãi không? Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp từ đâu?
Pháp luật
Điều kiện để giáo viên trung học phổ thông kiêm nhiệm quản lý phòng thiết bị được áp dụng chế độ phụ cấp gồm những điều kiện nào?
Pháp luật
Cách tính lương, phụ cấp với cán bộ, công chức, VC từ 1/7/2023 (đề xuất) theo Dự thảo mới nhất?
Pháp luật
Phụ cấp và khoán kinh phí đối với những người hoạt động không chuyên trách được quy định như thế nào?
Pháp luật
Xã vùng II thuộc huyện nghèo có thuộc phạm vi được hưởng phụ cấp đối với công chức, viên chức hay không?
Pháp luật
Thời gian cán bộ nghỉ việc không lương 02 tháng liên tiếp có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phụ cấp
3,978 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ cấp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phụ cấp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào