Nhãn năng lượng có mấy loại? Những phương tiện, thiết bị nào phải dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường?
Nhãn năng lượng có mấy loại?
Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng theo khoản 7 Điều 3 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 giải thích.
Nhãn năng lượng được phân loại theo quy định tại Điều 15 Nghị định 21/2011/NĐ-CP như sau:
Phân loại nhãn năng lượng
1. Nhãn năng lượng gồm hai loại:
a) Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
b) Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.
2. Căn cứ vào tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng, Bộ Công thương quy định mức hiệu suất năng lượng trong nhãn so sánh và nhãn xác nhận.
Theo quy định trên, nhãn năng lượng gồm hai loại:
- Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
- Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.
Căn cứ vào tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng, Bộ Công thương quy định mức hiệu suất năng lượng trong nhãn so sánh và nhãn xác nhận.
Nhãn năng lượng (Hình từ Internet)
Những phương tiện, thiết bị nào phải được dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường?
Những phương tiện, thiết bị phải được dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường được quy định tại Điều 14 Nghị định 21/2011/NĐ-CP như sau:
Dán nhãn năng lượng
1. Phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.
Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng được quy định tại Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg gồm:
- Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
- Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
- Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
- Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng như thế nào?
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng được quy định tại Điều 2 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
- Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp:
+ Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp sau: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện;
+ Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ;
+ Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
- Đối với nhóm thiết bị văn phòng và thương mại:
+ Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại;
+ Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in;
+ Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với máy tính xách tay đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
+ Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với máy tính xách tay từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
- Đối với nhóm phương tiện giao thông vận tải (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới):
+ Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống;
+ Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017; xe mô tô, xe gắn máy đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019;
+ Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với: Xe ô tô con loại trên 07 chỗ đến 09 chỗ từ ngày 01 tháng 01 năm 2018; xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
- Khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?