Nhận được quyết định động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong diện di chuyển địa điểm phải làm gì?
- Việc thông báo quyết định động viên công nghiệp do ai quy định?
- Khi nhận được quyết định động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong diện di chuyển địa điểm phải làm gì?
- Từ khi nhận được quyết định động viên công nghiệp, các cơ quan nhà nước thực hiện việc bảo đảm vật tư cho doanh nghiệp công nghiệp trong diện được bảo đảm trong thời hạn bao lâu?
Việc thông báo quyết định động viên công nghiệp do ai quy định?
Căn cứ theo Điều 22 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định như sau:
Việc thông báo quyết định động viên công nghiệp do Chính phủ quy định.
Khi không còn yêu cầu động viên công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ quyết định chấm dứt động viên công nghiệp.
Trong đó, tại Điều 1 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định thì Động viên công nghiệp là huy động một phần hoặc toàn bộ năng lực sản xuất, sửa chữa của doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng vũ trang để sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
Động viên công nghiệp được chuẩn bị từ thời bình và thực hành động viên trong trường hợp động viên cục bộ, tổng động viên và trong chiến tranh.
Như vậy, theo quy định trên, việc thông báo quyết định động viên công nghiệp do Chính phủ quy định.
Khi không còn yêu cầu động viên công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ quyết định chấm dứt động viên công nghiệp.
Thông báo quyết định động viên công nghiệp (Hình từ Internet)
Khi nhận được quyết định động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong diện di chuyển địa điểm phải làm gì?
Theo Điều 23 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định như sau:
Khi nhận được quyết định động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong diện di chuyển địa điểm phải tổ chức di chuyển. Thời hạn hoàn thành việc di chuyển và các điều kiện bảo đảm cho doanh nghiệp công nghiệp di chuyển do Chính phủ quy định.
Bên cạnh đó, tại Điều 16 Nghị định 132/2004/NĐ-CP quy định như sau:
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm địa điểm di chuyển đến cho các doanh nghiệp công nghiệp thuộc diện di chuyển theo kế hoạch động viên công nghiệp đã được phê duyệt khi địa điểm này thuộc địa giới hành chính do tỉnh quản lý, đồng thời bảo đảm số phương tiện phục vụ di chuyển còn thiếu cho các doanh nghiệp. Số phương tiện này phải có mặt tại địa điểm có dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị cần di chuyển trong thời hạn không quá mười hai (12) giờ từ khi nhận được lệnh di chuyển.
2. Các doanh nghiệp công nghiệp thuộc diện di chuyển (kể cả các doanh nghiệp không thuộc cấp tỉnh quản lý) báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị cần phải di chuyển) số phương tiện còn thiếu khi phải di chuyển, sau khi được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.
Và Điều 17 Nghị định 132/2004/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn hoàn thành di chuyển của các doanh nghiệp thuộc diện di chuyển thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, khi nhận được quyết định động viên công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong diện di chuyển địa điểm phải tổ chức di chuyển.
Thời hạn hoàn thành di chuyển của các doanh nghiệp thuộc diện di chuyển thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm địa điểm di chuyển đến cho các doanh nghiệp công nghiệp thuộc diện di chuyển theo kế hoạch động viên công nghiệp đã được phê duyệt khi địa điểm này thuộc địa giới hành chính do tỉnh quản lý.
Đồng thời bảo đảm số phương tiện phục vụ di chuyển còn thiếu cho các doanh nghiệp. Số phương tiện này phải có mặt tại địa điểm có dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị cần di chuyển trong thời hạn không quá 12 giờ từ khi nhận được lệnh di chuyển.
Các doanh nghiệp công nghiệp thuộc diện di chuyển (kể cả các doanh nghiệp không thuộc cấp tỉnh quản lý) báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có dây chuyền sản xuất, sửa chữa trang bị cần phải di chuyển) số phương tiện còn thiếu khi phải di chuyển, sau khi được cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt.
Từ khi nhận được quyết định động viên công nghiệp, các cơ quan nhà nước thực hiện việc bảo đảm vật tư cho doanh nghiệp công nghiệp trong diện được bảo đảm trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo Điều 24 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003 quy định như sau:
Trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ khi nhận được quyết định động viên công nghiệp, các cơ quan nhà nước có liên quan phải thực hiện việc bảo đảm vật tư cho doanh nghiệp công nghiệp trong diện được bảo đảm.
Đồng thời, tại Điều 18 Nghị định 132/2004/NĐ-CP quy định:
Khi có quyết định động viên công nghiệp và quyết định xuất vật tư dự trữ quốc gia của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị dự trữ thuộc quyền xuất vật tư dự trữ cho thực hành động viên công nghiệp theo trách nhiệm được phân công. Doanh nghiệp công nghiệp tổ chức tiếp nhận vật tư tại các cơ sở dự trữ quốc gia.
Như vậy, trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ khi nhận được quyết định động viên công nghiệp, các cơ quan nhà nước có liên quan phải thực hiện việc bảo đảm vật tư cho doanh nghiệp công nghiệp trong diện được bảo đảm.
Lưu ý: Động viên công nghiệp không áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quy định trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (theo Điều 2 Pháp lệnh Động viên công nghiệp năm 2003).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?