Nhận biết app tín dụng đen như thế nào? Có những app vay tiền chính thống nào hiện nay hay không?
Nhận biết app tín dụng đen như thế nào? Có những app vay tiền chính thống nào hiện nay hay không?
Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển nên cá nhân có thể dễ dàng vay tiền thông qua các app vay tiền thông qua một chiến điện thoại.
Tuy nhiên, cùng với sự phát tiểu đó cũng là tiền đề cho nhiều kẻ xuất lợi dụng để thực hiện cho vay tiền bất hợp pháp thông qua các app tín dụng đen.
Có thể phân biệt app tín dụng đen thông qua một số đặc điểm sau:
(1) Không yêu cầu chứng minh thu nhập hoặc hồ sơ tín dụng
(2) Lãi suất rất cao: lãi suất cho vay vượt mức 20%/năm theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, điều này dẫn đến việc người vay mất khả năng chi trả.
(3) Phí và khoản phạt bất thường:
Người cung cấp tín dụng đen thường áp đặt các khoản phí và phạt bất thường khiến cho số tiền phải trả lớn hơn nhiều so với số tiền ban đầu vay.
Những khoản phí này thường không rõ ràng trong hợp đồng khiển người vay khó nhận ra
(4) Quảng cáo đáng ngờ: Các app tín dụng đen thường được quảng cáo rầm rộ và hết sức hấp dân như "vay lãi suất thấp" - "Thủ tục vay nhanh chóng" - "Không cần chứng minh tài chính khi vay",...
(5) Từ chối cung cấp thông tin rõ ràng: Trong trường hợp người vay yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về hợp đồng hoặc điều kiện vay thì thường sẽ bị từ chối hoặc đáp ứng một cách mập mờ và không rõ ràng.
Hiện nay, nếu cá nhân có nhu cầu vay tiền thông qua app thì có thể tham khảo một số app vay tiền chính thống sau: Momo; Viettel Money; Timo Plus; Mcredit; App VPBank; Finizi; App MB Bank; Home Credit,....
Nhận biết app tín dụng đen như thế nào? Có những app vay tiền chính thống nào hiện nay hay không? (Hình từ Internet)
Cá nhân cho vay nặng lãi thông qua app tín dụng đen thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cho vay nặng lãi được quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định thì cá nhân cho vay nặng lãi (với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất) thông qua app tín dụng đen mà:
- Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp cá nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay nặng lãi hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bùng nợ app tín dụng đen dù có khả năng chi trả thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
...
Dù app tín dụng đen là một hoạt động bất hợp pháp nhưng cá nhân vay tiền thực hiện vay hoàn toàn tự nguyện không bị ép buộc thì theo quy định thì dây vẫn là một giao dịch dân sự, cá nhân vay tiền phải có trách nhiệm trả lại số tiền đã vay.
Mức lãi suất vượt mức 20%/năm sẽ không có hiệu lực theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, cá nhân có hành vi bùng nợ app tín dụng đen dù có khả năng chi trả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Tuy nhiên nếu trong trường hợp số tiền vay quá lớn và cá nhân có hành vi bùng nợ thì tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?