Nhà vệ sinh của cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được quy định ra sao?
- Nhà vệ sinh của cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được quy định ra sao?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có nhà vệ sinh không đạt chuẩn bị phạt bao nhiêu?
- Chánh Thanh tra sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có nhà vệ sinh không đạt chuẩn không?
Nhà vệ sinh của cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL) quy định như sau:
Tiêu chuẩn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
1. Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật.
2. Thông tin rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng hàng hóa.
3. Niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.
4. Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
5. Có nhà vệ sinh sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng.
Đối chiếu với quy định này, nhà vệ sinh của cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch phải sạch sẽ, được thông gió và có đủ ánh sáng.
Đồng thời cũng theo quy định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đăng ký kinh doanh và bảo đảm các điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật.
- Thông tin rõ ràng về nguồn gốc và chất lượng hàng hóa.
- Niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.
- Nhân viên có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
Nhà vệ sinh của cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được quy định ra sao? (hình từ Internet)
Cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có nhà vệ sinh không đạt chuẩn bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 5 và khoản 8 Điều 13 Nghị định 45/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 5 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ du lịch khác
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm nhà vệ sinh theo quy định;
b) Kê khai không trung thực hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này.
...
Đối chiếu với quy định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có nhà vệ sinh không đạt chuẩn sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Lưu ý, mức xử lý hành chính này chỉ áp dụng khi thương nhân vi phạm quy định trên là cá nhân, đối với tổ chức mức xử lý vi phạm sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có nhà vệ sinh không đạt chuẩn còn bị tước quyền sử dụng quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch từ 01 tháng đến 06 tháng.
Chánh Thanh tra sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có nhà vệ sinh không đạt chuẩn không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quyền xử phạt các vi phạm hành chính tại Điều 13 Nghị định 45/2019/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, tại Điều 19 Nghị định 45/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền của cơ quan Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Đối chiếu với quy định này, Chánh Thanh tra sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quyền xử phạt hành chính với mức phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức (theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP) (cao hơn mức xử phạt hành chính tối đa áp dụng đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có nhà vệ sinh không đạt chuẩn (kể cả cá nhân và tổ chức)).
Chính vì vậy, Chánh Thanh tra sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quyền xử phạt hành chính cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm vi phạm quy định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?