Nhà văn hóa lao động cấp tỉnh có chức năng như thế nào? Nhà văn hóa lao động cấp tỉnh có nhiệm vụ như thế nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì nhà văn hóa lao động cấp tỉnh có chức năng như thế nào? Nhà văn hóa lao động cấp tỉnh có nhiệm vụ như thế nào? Câu hỏi của anh Hải Long đế từ Đồng Nai.

Nhà văn hóa lao động cấp tỉnh có chức năng như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà văn hoá lao động ban hành kèm theo Quyết định 1493 /QĐ-TLĐ năm 2009, có quy định về chức năng như sau:

Chức năng
Nhà Văn hóa Lao động là trung tâm hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; trung tâm tập hợp, tuyên truyền giáo dục công nhân, viên chức, lao động; trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ và hạt nhân cho phong trào cơ sở; nơi thu hút công nhân, viên chức lao động và nhân dân đến vui chơi, giải trí, thụ hưởng và sáng tạo văn hóa, thể thao lành mạnh.

Như vậy, theo quy định trên thì nhà văn hóa lao động cấp tỉnh có chức năng là trung tâm hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; trung tâm tập hợp, tuyên truyền giáo dục công nhân, viên chức, lao động; trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ và hạt nhân cho phong trào cơ sở; nơi thu hút công nhân, viên chức lao động và nhân dân đến vui chơi, giải trí, thụ hưởng và sáng tạo văn hóa, thể thao lành mạnh.

Nhà văn hóa lao động

Nhà văn hóa lao động cấp tỉnh có chức năng như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhà văn hóa lao động cấp tỉnh có nhiệm vụ như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà văn hoá lao động ban hành kèm theo Quyết định 1493 /QĐ-TLĐ năm 2009, có quy định về nhiệm vụ như sau:

Nhiệm vụ
1. Tuyên truyền, phục vụ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế do Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và tổ chức Công đoàn yêu cầu.
2. Tổ chức các đội nhóm, các câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thông tin tuyên truyền vui chơi giải trí, các hình thức bồi dưỡng, phát triển năng khiếu, tài năng cùng các sở thích lành mạnh của CNVCLĐ, nhất là CNLĐ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng sâu, vùng xa; bồi dưỡng hạt nhân cho phong trào cơ sở.
3. Tổ chức và phục vụ có thu trên các lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch, hội nghị, hội thảo, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và các dịch vụ văn hóa, thể thao khác không trái với quy định của Nhà nước và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Nhà Văn hóa Lao động… để bổ sung kinh phí hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất và dành một phần chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên.
4. Quản lý sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển cơ sở vật chất nguồn vốn được giao. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và Công đoàn. Xây dựng mối quan hệ phối hợp thường xuyên với các ngành có liên quan, đặc biệt là với ngành văn hóa, thể thao và du lịch, ngành thông tin và truyền thông để thực hiện hiệu quả công việc của mình.

Như vậy, thì nhà văn hóa lao động cấp tỉnh có nhiệm vụ được quy định như trên.

Nhà văn hóa lao động cấp tỉnh có những quyền hạn như thế nào?

Căn cứ tại Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà văn hoá lao động ban hành kèm theo Quyết định 1493 /QĐ-TLĐ năm 2009, có quy định về quyền hạn như sau:

Quyền hạn
1. Nhà Văn hoá Lao động có quyền hạn và nghĩa vụ như một đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn hóa – thể thao của nhà nước, tổ chức Công đoàn cấp tương đương.
2. Được đề nghị xếp hạng theo quy định của Nhà nước.
3. Được ngân sách nhà nước và kinh phí công đoàn hỗ trợ khi sửa chữa bảo dưỡng lớn, xây dựng cơ bản hoặc một phần kinh phí hoạt động cho những nơi thật sự khó khăn.
4. Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực huy động theo quy định của pháp luật đảm bảo sự thống nhất của Công đoàn cấp trên và sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
5. Được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Nhà Văn hoá Lao động và có sự thống nhất của Công đoàn cấp trên và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động.
6. Được sử dụng nguồn thu từ các hoạt động thường xuyên (kể cả dịch vụ) để đầu tư cơ sở vật chất; chi cho các hoạt động và bổ sung nguồn kinh phí của Nhà Văn hóa Lao động; chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên.
7. Thực hiện các quyền tự chủ khác theo phân cấp quản lý của công đoàn và quy định của pháp luật.

Như vậy, thì nhà văn hóa lao động cấp tỉnh có quyền hạn như sau:

- Nhà Văn hoá Lao động có quyền hạn và nghĩa vụ như một đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn hóa – thể thao của nhà nước, tổ chức Công đoàn cấp tương đương;

- Được đề nghị xếp hạng theo quy định của Nhà nước;

- Được ngân sách nhà nước và kinh phí công đoàn hỗ trợ khi sửa chữa bảo dưỡng lớn, xây dựng cơ bản hoặc một phần kinh phí hoạt động cho những nơi thật sự khó khăn;

- Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực huy động theo quy định của pháp luật đảm bảo sự thống nhất của Công đoàn cấp trên và sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

- Được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Nhà Văn hoá Lao động và có sự thống nhất của Công đoàn cấp trên và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động;

- Được sử dụng nguồn thu từ các hoạt động thường xuyên (kể cả dịch vụ) để đầu tư cơ sở vật chất; chi cho các hoạt động và bổ sung nguồn kinh phí của Nhà Văn hóa Lao động; chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên;

- Thực hiện các quyền tự chủ khác theo phân cấp quản lý của công đoàn và quy định của pháp luật.

Nhà văn hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các hộ dân có bắt buộc phải đóng tiền để mua đất xây dựng nhà văn hóa không?
Pháp luật
Đạt danh hiệu Khu dân cư văn hóa có yêu cầu phải có nhà văn hóa, sân thể thao không? Hồ sơ để xét đạt danh hiệu Khu dân cư văn hóa chuẩn bị như thế nào?
Pháp luật
Nhà văn hóa lao động cấp tỉnh có chức năng như thế nào? Nhà văn hóa lao động cấp tỉnh có nhiệm vụ như thế nào?
Pháp luật
Nhà văn hóa lao động cấp tỉnh được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ra quyết định thành lập thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà văn hóa
2,084 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà văn hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà văn hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào