Nhà trẻ bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra trường hợp nào và ai có quyền quyết định đình chỉ?
Nhà trẻ bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
1. Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, nhà trẻ bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra trường hợp sau:
- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
- Không bảo đảm một trong các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
- Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Nhà trẻ (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nhà trẻ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
...
2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
...
Theo đó, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nhà trẻ.
Trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động giáo dục nhà trẻ được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
...
3. Trình tự thực hiện:
a) Khi phát hiện trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế và thông báo cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ về hành vi vi phạm;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ về việc phát hiện hành vi vi phạm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định đình chỉ hay không đình chỉ hoạt động giáo dục;
c) Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Sau thời hạn đình chỉ, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường biết rõ lý do và hướng giải quyết;
đ) Hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục trở lại gồm:
- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra.
e) Trình tự cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này.
Như vậy, trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động giáo dục nhà trẻ được pháp luật quy định như sau:
Khi phát hiện nhà trẻ vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế và thông báo cho nhà trẻ về hành vi vi phạm;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo cho nhà trẻ về việc phát hiện hành vi vi phạm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định đình chỉ hay không đình chỉ hoạt động giáo dục;
Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nhà trẻ phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Sau thời hạn đình chỉ, nếu nhà trẻ khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường biết rõ lý do và hướng giải quyết;
Hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục trở lại gồm:
- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra.
Trình tự cho phép nhà trẻ hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?