Nhà thầu phụ đặc biệt là gì? Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải đề cập những nội dung nào?
Nhà thầu phụ đặc biệt là gì?
Nhà thầu phụ đặc biệt được giải thích tại khoản 28 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
27. Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp.
28. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
29. Nhà thầu nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân có quốc tịch nước ngoài tham dự thầu.
30. Nhà thầu trong nước, nhà đầu tư trong nước là tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân có quốc tịch Việt Nam tham dự thầu.
...
Theo đó, nhà thầu phụ đặc biệt được hiểu là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Nhà thầu phụ đặc biệt là gì? Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải đề cập những nội dung nào? (hình từ internet)
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải đề cập những nội dung nào?
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải đề cập những nội dung được đề cập tại Điều 44 Luật Đấu thầu 2023, cụ thể như sau:
Nội dung hồ sơ mời thầu đối với lựa chọn nhà thầu
1. Hồ sơ mời thầu bao gồm:
a) Chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có);
b) Bảng dữ liệu đấu thầu;
c) Tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng.
Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt;
d) Biểu mẫu mời thầu và dự thầu;
đ) Phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật, điều khoản tham chiếu;
e) Điều kiện và biểu mẫu hợp đồng;
g) Các hồ sơ, bản vẽ và nội dung khác (nếu có).
...
Như vậy, trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ phạm vi công việc và yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt.
Lưu ý gì khi ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn mà có nhà thầu phụ đặc biệt?
Ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn được quy định tại Điều 67 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn
Việc ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu được thực hiện như sau:
1. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trong một hợp đồng có thể áp dụng một hoặc nhiều loại hợp đồng quy định tại Điều 64 của Luật này; đối với gói thầu mua sắm tập trung hoặc gói thầu chia thành nhiều phần, một gói thầu có thể thực hiện theo nhiều hợp đồng tương ứng với một hoặc một số phần. Trường hợp áp dụng nhiều loại hợp đồng thì phải quy định rõ loại hợp đồng tương ứng với từng nội dung công việc cụ thể;
2. Hợp đồng được ký kết giữa các bên phải phù hợp với nội dung trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có), quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt (nếu có) và giá trị công việc tối đa dành cho nhà thầu phụ. Giá trị công việc tối đa dành cho nhà thầu phụ không bao gồm khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt;
3. Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng; đối với mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung, tất cả thành viên tham gia liên danh trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng hoặc thành viên liên danh ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng với đơn vị có nhu cầu mua sắm theo phân công tại thỏa thuận liên danh;
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, khi ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn mà có nhà thầu phụ đặc biệt thì cần lưu ý nội dung của hợp đồng cần nêu rõ phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt và giá trị công việc tối đa dành cho nhà thầu phụ.
Ngoài ra cần lưu ý, giá trị công việc tối đa dành cho nhà thầu phụ không bao gồm khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?