Nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được giao cho cơ quan nào quản lý? Và cơ quan này có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Cơ quan quản lý nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 68/2017/TT-BQP giải thích như sau:
Cơ quan quản lý nhà ở công vụ là cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp quỹ nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng, đơn vị trực thuộc quản lý.
Nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được giao cho cơ quan nào quản lý?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định như sau:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà ở công vụ
1. Bộ Quốc phòng là đại diện chủ sở hữu quỹ nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.
2. Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng từ cấp sư đoàn và tương đương trở lên được Bộ Quốc phòng giao trực tiếp quản lý nhà ở công vụ thì được giao thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Khoản 6 Điều 11 Thông tư này đối với nhà ở công vụ của cơ quan, đơn vị.
3. Bộ Quốc phòng giao Tổng cục Hậu cần (Cục Doanh trại) là cơ quan quản lý nhà ở công vụ trong toàn quân.
4. Cơ quan Hậu cần của các đơn vị được Bộ Quốc phòng giao trực tiếp quản lý nhà ở công vụ là cơ quan quản lý nhà ở công vụ của đơn vị.
Như vậy Bộ Quốc phòng giao Tổng cục Hậu cần (Cục Doanh trại) là cơ quan quản lý nhà ở công vụ trong toàn quân.
Nhà ở công vụ (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng có quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà ở công vụ
Cơ quan quản lý nhà ở công vụ có quyền và trách nhiệm sau:
1. Tiếp nhận, rà soát, thống kê, phân loại nhà ở công vụ được giao quản lý.
2. Tập hợp, lập, lưu trữ hồ sơ nhà ở và giao 01 bộ hồ sơ hoàn thành (đối với trường hợp đầu tư xây dựng mới) hoặc tổ chức lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơ đo vẽ lại (đối với nhà ở công vụ đang sử dụng mà không có hồ sơ) cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ.
3. Phối hợp với cơ quan quản lý cán bộ cùng cấp lập danh sách và trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quyết định người được thuê nhà ở công vụ.
4. Trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quyết định đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ thực hiện thông qua hợp đồng ủy quyền theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Căn cứ vào quy định của pháp luật, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp xây dựng giá cho thuê nhà ở công vụ đang quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và địa phương, trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quyết định. Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định giá cho thuê nhà ở công vụ do đơn vị quản lý sau khi có văn bản thẩm tra giá của Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng; quyết định giá cho thuê nhà ở công vụ được gửi đến Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng, Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần để tổng hợp.
6. Kiểm tra, đôn đốc việc cho thuê, bảo hành, bảo trì, quản lý vận hành nhà ở công vụ thuộc phạm vi quản lý.
7. Được hưởng chi phí quản lý gián tiếp từ tiền thuê nhà ở công vụ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Thông tư này.
8. Kiểm tra báo cáo thu, chi tài chính của đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ.
9. Lập kế hoạch bảo trì, cải tạo hoặc xây dựng lại nhà ở công vụ để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ phê duyệt theo quy định của Bộ Quốc phòng.
10. Kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến việc quản lý sử dụng nhà ở công vụ.
11. Tổng hợp, báo cáo tình hình quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 24 Thông tư này.
12. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ quyết định thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ.
13. Phối hợp với cơ quan, chính quyền địa phương đăng ký tạm trú, tạm vắng và nhập khẩu cho người được thuê nhà theo quy định pháp luật về cư trú tại địa bàn được thuê nhà ở công vụ.
Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
Việc xác định nhu cầu về diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ có nằm trong kế hoạch phát triển nhà ở công vụ không?
Có thể thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ được không? Nếu có thì việc thuê được thực hiện như thế nào?
Khung giá cho thuê nhà ở công vụ tại TPHCM theo Quyết định 94/2024 áp dụng từ ngày 28 10 thế nào?
Thời hạn cho thuê nhà ở công vụ? Diện tích sử dụng nhà ở công vụ là căn hộ chung cư là bao nhiêu?
Diện tích đất để xây dựng nhà ở công vụ được xác định ra sao? Kế hoạch phát triển nhà ở phải dự kiến nguồn vốn đầu tư trong bao nhiêu năm?
Nhà ở công vụ, nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn ngân sách trung ương do ai đại diện chủ sở hữu?
Kế hoạch phát triển nhà ở công vụ được xây dựng như thế nào? 05 nội dung của kế hoạch phát triển nhà ở công vụ?
Nguồn vốn để xây dựng nhà ở công vụ và mua, thuê nhà ở thương mại để làm nhà ở công vụ lấy từ đâu?
Mẫu tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ mới nhất là mẫu nào?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở công vụ
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?