Nhà nước Việt Nam không áp dụng Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ trong các trường hợp nào?
Áp dụng Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ dựa theo nguyên tắc nào?
Theo khoản 8 Điều 3 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân nước ngoài so với tổ chức, cá nhân trong nước.
Theo Điều 4 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định nguyên tắc áp dụng Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Nguyên tắc áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia
Nhà nước Việt Nam áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại và cùng có lợi.
Như vậy, Nhà nước Việt Nam áp dụng Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại và cùng có lợi.
Nhà nước Việt Nam áp dụng Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ trong những trường hợp nào?
Theo Điều 15 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định như sau:
Trường hợp áp dụng Đối xử quốc gia
Nhà nước Việt Nam áp dụng một phần hay toàn bộ Đối xử quốc gia trong các trường hợp:
1. Pháp luật Việt Nam có quy định về áp dụng Đối xử quốc gia;
2. Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định áp dụng Đối xử quốc gia;
3. Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng Đối xử quốc gia đối với Việt Nam;
4. Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
Như vậy, Nhà nước Việt Nam áp dụng một phần hay toàn bộ Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ trong những trường hợp sau:
- Pháp luật Việt Nam có quy định về áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ;
- Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ;
- Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ đối với Việt Nam;
- Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
Nhà nước Việt Nam không áp dụng Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Nhà nước Việt Nam không áp dụng Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ trong các trường hợp nào?
Theo Điều 17 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định ngoại lệ về Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Ngoại lệ về Đối xử quốc gia
Đối xử quốc gia không áp dụng đối với:
1. Việc mua sắm của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích tiêu dùng của Chính phủ;
2. Các khoản trợ cấp dành cho nhà sản xuất trong nước, các chương trình trợ cấp thực hiện dưới hình thức Chính phủ Việt Nam mua lại hàng hoá sản xuất trong nước;
3. Các quy định hạn chế thời lượng phim ảnh trình chiếu;
4. Các khoản phí vận tải trong nước được tính trên cơ sở các hoạt động mang tính kinh tế của phương tiện vận tải.
Căn cứ quy định trên thì Nhà nước Việt Nam không áp dụng Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ trong các trường hợp sau:
- Việc mua sắm của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích tiêu dùng của Chính phủ;
- Các khoản trợ cấp dành cho nhà sản xuất trong nước, các chương trình trợ cấp thực hiện dưới hình thức Chính phủ Việt Nam mua lại hàng hoá sản xuất trong nước;
- Các quy định hạn chế thời lượng phim ảnh trình chiếu;
- Các khoản phí vận tải trong nước được tính trên cơ sở các hoạt động mang tính kinh tế của phương tiện vận tải.
Bên cạnh đó, theo Điều 5 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định ngoại lệ chung về Đối xử quốc gia như sau:
Ngoại lệ chung
1. Không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong trường hợp cần thiết để bảo đảm lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ các giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc, bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.
2. Không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia đối với những nước tiến hành hoặc tham gia tiến hành các hoạt động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?