Nhà nước pháp quyền là gì? Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? 05 đặc trưng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Nhà nước pháp quyền là gì? Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nhà nước pháp quyền là gì, tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản như sau:
Pháp quyền: Tư tưởng thể hiện quyền lực thống trị của pháp luật trong xã hội có nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và duy trì trật tự xã hội.
Hiểu đơn giản, pháp quyền là khi mọi công dân và thể chế trong một quốc gia, nhà nước hoặc cộng đồng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như nhau.
Từ đó có thể hiểu, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, đó là hệ thống pháp luật dân chủ, phản ánh công lí, phù hợp với quyền tự nhiên của con người.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng.
Tại Điều 2 Hiến pháp 2013 khẳng định:
Điều 2.
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Theo đó, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Nhà nước pháp quyền là gì? Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Ai lãnh đạo Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Theo quy định tại Mục IV Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022 như sau:
IV- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thống nhất nhận thức về các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật; Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán; độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; tôn trọng và bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.
...
Theo đó, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
05 đặc trưng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Thứ nhất, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân do dân và vì dân. Đặc trưng này bắt nguồn từ bản chất của Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được khẳng định tại Điều 2 Hiến pháp 2013 theo đó nhà nước được quản lý bằng luật pháp trên cơ sở lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ, nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân. Như đã khẳng định Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bên cạnh đó, Điều 6 Hiến pháp 2013 còn ghi nhận quyền làm chủ của nhân dân dưới hình thức là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước khác. Vì thế có thể khẳng định Nhà nước Việt Nam là một nhà nước dân chủ.
Thứ ba, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Theo Điều 5 Hiến pháp 2013 ghi nhận Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam, theo đó hơn 54 dân tộc luôn cùng chung sống phải bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
Thứ tư, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước một Đảng lãnh đạo, đó là Đảng Cộng sản. Đặc điểm này được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 2013 theo đó Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động, đại diện trung thành lợi ích của họ và của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó chặt chẽ với Nhân dân, phục vụ và chịu sự giám sát của Nhân dân, đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhân dân về các quyết định của mình. Các tổ chức và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Thứ năm, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước yêu hòa bình, muốn làm bạn với tất cả các dân tộc trên thế giới. Đặc điểm này xuất phát từ đường lối đối ngoại của đất nước Việt Nam ghi nhận tại Điều 12 Hiến pháp 2013, theo đó Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chú trọng đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ, tích cực hội nhập và hợp tác quốc tế, tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung phương án sử dụng đất kết hợp vào mục đích thương mại dịch vụ bao gồm những gì?
- Quyết định kỷ luật là gì? Mẫu quyết định thi hành kỷ luật công chức, viên chức mới nhất thuộc Bộ Tài chính?
- Hợp đồng bảo hiểm nhóm được sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào? Nhóm tham gia hợp đồng bảo hiểm là nhóm nào?
- Người khiếu nại chỉ được ủy quyền cho ai? Người được ủy quyền khiếu nại có thể ký vào đơn khiếu nại thay cho người khiếu nại không?
- Tổ chức, cá nhân thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường thế nào theo quy định pháp luật về môi trường?