Nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo các nguồn nào? Các nguồn vốn cho vay được quản lý sử dụng thế nào?
- Nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo các nguồn nào?
- Nguồn vốn cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội được quản lý và sử dụng thế nào?
- Quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, thực hiện cho vay đúng đối tượng là trách nhiệm của cơ quan nào?
Nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo các nguồn nào?
Tại Điều 17 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 11 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) quy định Nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo 02 nguồn:
- Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội
- Nguồn vốn cho vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng
Cụ thể quy định như sau:
Nguồn vốn nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội
1. Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội:
a) Căn cứ vào kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, ngân sách nhà nước cấp 100% nguồn vốn để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với các đối tượng được nêu tại Khoản 1 Điều 14 và Khoản 1 Điều 15 của Nghị định này;
b) Căn cứ vào kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm, ngân sách nhà nước cấp 50% nguồn vốn; Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng 50% nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm của người vay, vốn huy động; ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định để cho vay đối với các đối tượng tại Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này;
c) Nguồn vốn ủy thác từ quỹ phát triển nhà ở địa phương (nếu có), ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm, vốn từ phát hành trái phiếu, công trái nhà ở và từ các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt để thực hiện mục tiêu, kế hoạch nhà ở xã hội tại địa phương theo quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
2. Nguồn vốn cho vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng:
a) Căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trong từng thời kỳ do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để cho các đối tượng tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay ưu đãi với lãi suất không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ.
b) Chính phủ sử dụng nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài để cho vay lại đối với tổ chức tín dụng được chỉ định để cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định này.
Nhà nước hỗ trợ cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo các nguồn nào? Các nguồn vốn cho vay được quản lý sử dụng thế nào? (Hình từ Internet)
Nguồn vốn cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội được quản lý và sử dụng thế nào?
Theo Điều 18 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định việc quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội thực hiện theo 03 nội dung sau:
- Việc quản lý nguồn vốn và quản lý sử dụng vốn cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định thực hiện.
- Việc xử lý nợ bị rủi ro thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng hướng dẫn cụ thể về cơ chế huy động tiết kiệm và các nội dung liên quan đến cho vay ưu đãi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, thực hiện cho vay đúng đối tượng là trách nhiệm của cơ quan nào?
Về nội dung này tại khoản 5 Điều 29 Nghị định 100/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan
...
5. Ngân hàng Chính sách xã hội:
a) Quản lý và sử dụng nguồn vốn, thực hiện cho vay đúng đối tượng theo quy định của Nghị định này;
b) Phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội.
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Đề án cho vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Nghị định này trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.
Theo đó thì việc quản lý và sử dụng nguồn vốn, thực hiện cho vay đúng đối tượng theo quy định là trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác định nơi cư trú của người không có nơi thường trú, tạm trú mới từ 10/01/2025 thế nào?
- Dẫn chương trình Hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm 2024? Mẫu lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết Đảng bộ?
- Xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi có thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ?
- Người vi phạm hành chính có quyết định xử phạt hành chính đã lâu chưa đóng phạt thì có được xem là chưa bị xử phạt hành chính không?
- Việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá được pháp luật quy định như thế nào?