Nhà nước có quy định như thế nào về việc mua tàu biển có sử dụng nguồn vốn của nhà nước? Nguyên tắc mua tàu biển quy định ra sao?
Nguyên tắc mua tàu biển được quy định thế nào?
Theo Điều 21 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc mua tàu biển như sau:
- Việc mua tàu biển là hoạt động đầu tư đặc thù; quy trình, thủ tục mua tàu biển được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp Luật.
- Tàu biển được mua phải đáp ứng đầy đủ các Điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm lao động hàng hải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp Luật Việt Nam và Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước dưới hình thức nào?
Và tại Điều 22 Nghị định 171/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP) quy định về hình thức mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước như sau:
- Hình thức mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Hình thức bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu giá. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu giá mà vẫn không lựa chọn được người mua thì thực hiện bằng hình thức chào giá cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 03 người chào giá là người mua trực tiếp hoặc người môi giới.
- Đối với dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu thầu. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu thầu mà vẫn không lựa chọn được cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu thì thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 03 cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu hoặc đại diện nhà máy đóng tàu.
Như vậy, đối với việc mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước thì hình thức phải tuân theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Bán tàu biển
Mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo quy trình nào?
Tại Điều 23 Nghị định 171/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP) quy định việc mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
- Phê duyệt chủ trương mua tàu biển;
- Lựa chọn tàu, dự kiến giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu;
- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án mua tàu biển. Dự án mua tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu, dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;.
- Quyết định mua tàu biển;
- Hoàn tất thủ tục mua tàu biển.
Hồ sơ quyết định mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước
Tại Điều 27 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ quyết định mua tàu biển, gồm:
- Tờ trình về mua tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn tàu biển;
- Dự án mua tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
- Báo cáo giám định kỹ thuật tàu biển của Đăng kiểm Việt Nam hoặc của đăng kiểm nước ngoài là thành viên của Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu biển quốc tế (IACS);
- Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tàu đang khai thác;
- Văn bản chấp thuận chủ trương cho vay của tổ chức tín dụng (nếu có).
Bên cạnh đó, về thẩm quyền được quy định tại Điều 26 Nghị định 171/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP), cụ thể:
Đối với dự án mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước thì thẩm quyền phê duyệt chủ trương, phê duyệt dự án, quyết định mua tàu biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và đầu tư công và các quy định tại điều lệ doanh nghiệp.
Trách nhiệm và quyền hạn của người mua, bán, đóng mới tàu biển
Theo Điều 28 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định trách nhiệm và quyền hạn của người mua, bán, đóng mới tàu biển
- Tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển chịu trách nhiệm về:
+ Tính xác thực và hợp pháp của tài liệu kèm theo hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển;
+ Tính xác thực và chất lượng kỹ thuật của tàu biển; giá mua, bán, đóng mới tàu biển và Điều kiện tài chính của dự án mua, bán, đóng mới tàu biển;
+ Nội dung các Điều khoản của dự thảo hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển và chỉ được ký chính thức hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển khi đã có quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển của cấp có thẩm quyền;
+ Tính hiệu quả đầu tư của dự án; tính hợp lý của phương thức mua, đóng mới, phương thức huy động vốn đã lựa chọn trên cơ sở cân đối với khả năng tài chính, công nghệ và kế hoạch kinh doanh khai thác tàu biển.
- Quyền hạn của tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển:
+ Được trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển và làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển trên cơ sở quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển của cấp có thẩm quyền;
+ Trong trường hợp xét thấy cần thiết, tổ chức, cá nhân mua, bán, đóng mới tàu biển có thể thuê tư vấn xây dựng dự án hoặc ủy thác cho người khác làm thủ tục giao nhận, xuất nhập khẩu tàu biển.
Như vậy, nhà nước quản lý hình thức mua tàu biển có sử dụng vốn nhà nước thông qua những quy định của pháp luật về đấu thầu, đồng thời cũng quy định trình tự thủ tục rõ ràng để tránh những sai phạm đáng tiếc như ALCII xảy ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?