Nhà nước có chính sách gì đối với việc nhập khẩu vật tư kỹ thuật phục vụ công nghiệp quốc phòng mà trong nước chưa sản xuất được?
- Nhà nước có chính sách gì đối với việc nhập khẩu vật tư kỹ thuật phục vụ công nghiệp quốc phòng mà trong nước chưa sản xuất được?
- Danh mục vật tư kỹ thuật nhập khẩu phục vụ công nghiệp quốc phòng do ai quyết định và lập?
- Nhập khẩu vật tư kỹ thuật phục vụ công nghiệp quốc phòng cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Nhà nước có chính sách gì đối với việc nhập khẩu vật tư kỹ thuật phục vụ công nghiệp quốc phòng mà trong nước chưa sản xuất được?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008 quy định về Nhập khẩu và dự trữ vật tư kỹ thuật cho công nghiệp quốc phòng như sau:
Nhập khẩu và dự trữ vật tư kỹ thuật cho công nghiệp quốc phòng
1. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với việc nhập khẩu các loại vật tư kỹ thuật phục vụ công nghiệp quốc phòng mà trong nước chưa sản xuất được, thực hiện dự trữ vật tư kỹ thuật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với việc nhập khẩu các loại vật tư kỹ thuật phục vụ công nghiệp quốc phòng mà trong nước chưa sản xuất được, thực hiện dự trữ vật tư kỹ thuật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu vật tư kỹ thuật phục vụ công nghiệp quốc phòng (Hình từ Internet)
Danh mục vật tư kỹ thuật nhập khẩu phục vụ công nghiệp quốc phòng do ai quyết định và lập?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 18 Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng năm 2008 quy định về Nhập khẩu và dự trữ vật tư kỹ thuật cho công nghiệp quốc phòng như sau:
Nhập khẩu và dự trữ vật tư kỹ thuật cho công nghiệp quốc phòng
...
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục vật tư kỹ thuật nhập khẩu phục vụ công nghiệp quốc phòng.
3. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan lập Danh mục vật tư kỹ thuật nhập khẩu trình Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, theo Điều 6 Nghị định 46/2009/NĐ-CP quy định về Nhập khẩu và dự trữ vật tư kỹ thuật cho công nghiệp quốc phòng như sau:
Nhập khẩu và dự trữ vật tư kỹ thuật cho công nghiệp quốc phòng
1. Vật tư kỹ thuật nhập khẩu cho công nghiệp quốc phòng thuộc hàng hóa nhập khẩu được xét miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Vật tư kỹ thuật phục vụ cho công nghiệp quốc phòng được dự trữ theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
3. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành cơ quan liên quan lập Danh mục vật tư kỹ thuật nhập khẩu và vật tư dự trữ cho công nghiệp quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Trong từng thời kỳ, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục vật tư kỹ thuật phục vụ quốc phòng, an ninh.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục vật tư kỹ thuật nhập khẩu phục vụ công nghiệp quốc phòng.
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành cơ quan liên quan lập Danh mục vật tư kỹ thuật nhập khẩu và vật tư dự trữ cho công nghiệp quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong từng thời kỳ, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục vật tư kỹ thuật phục vụ quốc phòng, an ninh.
Nhập khẩu vật tư kỹ thuật phục vụ công nghiệp quốc phòng cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Theo Điều 2 Nghị định 46/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng
1. Nguyên tắc xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng phải: thực hiện theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; được quản lý chặt chẽ, bảo đảm bí mật, an toàn, hiệu quả;
b) Chỉ nhập khẩu hàng quốc phòng có tiêu chuẩn, chất lượng cao hơn hoặc tương đương hàng quốc phòng do cơ sở công nghiệp quốc phòng sản xuất trong trường hợp trong nước không đáp ứng được nhu cầu về số lượng;
c) Cấm nhập khẩu, mua sắm sản phẩm là vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của tổ chức, cá nhân nước ngoài không rõ lai lịch, nguồn gốc, xuất xứ; gian lận thương mại; không bảo đảm tính năng kỹ thuật, chiến thuật, mục đích sử dụng;
d) Xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng được thực hiện thông qua các hợp đồng.
2. Hàng quốc phòng đảm bảo cho quân đội thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bao gồm: vũ khí, trang bị kỹ thuật, các dây chuyền công nghệ, sản phẩm công nghệ, dịch vụ, vật tư và các hàng hóa khác.
3. Hàng quốc phòng gồm 2 loại: hàng chuyên dùng quân sự và hàng lưỡng dụng.
a) Hàng chuyên dùng quân sự bao gồm: vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ, vật tư chuyên dùng quốc phòng;
b) Hàng lưỡng dụng bao gồm: trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ, vật tư, hàng hóa, có thể sử dụng cho quốc phòng và cả trong lĩnh vực kinh tế - xã hội;
4. Nhập khẩu hàng quốc phòng trực tiếp từ nước ngoài để phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của quân đội, bằng các nguồn ngân sách nhà nước giao Bộ Quốc phòng quản lý.
...
7. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan quy định trình tự, thủ tục xuất, nhập khẩu và mua sắm hàng quốc phòng; xây dựng kế hoạch và tổ chức quản lý chặt chẽ việc xuất khẩu, nhập khẩu, mua sắm hàng quốc phòng.
Như vậy, nguyên tắc nhập khẩu vật tư kỹ thuật phục vụ công nghiệp quốc phòng được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?