Nhà máy điện BOT là gì? Thời điểm tham gia thị trường điện của đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện BOT?
Nhà máy điện BOT là gì?
Khái niệm "Nhà máy điện BOT" được giải thích tại khoản 61 Điều 3 Thông tư 21/2024/TT-BCT như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
59. Ngày điển hình là ngày được chọn có chế độ tiêu thụ điện điển hình của phụ tải điện theo quy định tại Quy định nội dung, phương pháp, trình tự và thủ tục nghiên cứu phụ tải điện do Bộ Công Thương ban hành. Ngày điển hình bao gồm ngày điển hình của ngày làm việc, ngày cuối tuần (thứ Bảy, Chủ nhật), ngày lễ (nếu có) cho năm, tháng và tuần.
60. Ngày giao dịch là ngày diễn ra các hoạt động giao dịch thị trường điện, tính từ 00h00 đến 24h00 hàng ngày.
61. Nhà máy điện BOT là nhà máy điện được đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao thông qua hợp đồng giữa chủ đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
62. Nhà máy điện mới tốt nhất là nhà máy nhiệt điện mới đưa vào vận hành có giá phát điện bình quân tính toán cho năm tới thấp nhất và giá hợp đồng mua bán điện được thoả thuận căn cứ theo khung giá phát điện cho nhà máy điện chuẩn do Bộ Công Thương ban hành. Nhà máy điện mới tốt nhất được lựa chọn hàng năm để sử dụng trong tính toán giá công suất thị trường.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nhà máy điện BOT là nhà máy điện được đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao thông qua hợp đồng giữa chủ đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhà máy điện BOT là gì? Thời điểm tham gia thị trường điện của đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện BOT? (Hình từ Internet)
Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện BOT chuyển giao về Việt Nam có phải đăng ký tham gia thị trường điện không?
Căn cứ vào khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Thông tư 21/2024/TT-BCT có quy định như sau:
Trách nhiệm tham gia thị trường điện của đơn vị phát điện
1. Nhà máy điện có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, có công suất đặt lớn hơn 30 MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia; các nhà máy thủy điện có công suất từ 10 MW trở lên khi hết hạn hợp đồng mua bán điện theo chi phí tránh được (bao gồm cả bậc thang); các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo không phải thủy điện hết hạn hợp đồng theo các cơ chế giá khuyến khích, ưu đãi của nhà nước có công suất từ 10 MW trở lên; nhà máy điện BOT hết hợp đồng và chuyển giao về Việt Nam; các nhà máy điện năng lượng tái tạo theo quy định tại Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn qua lưới điện quốc gia bắt buộc tham gia thị trường điện. Các đơn vị phát điện sở hữu các nhà máy điện trên có trách nhiệm hoàn thành thủ tục đăng ký và trực tiếp tham gia thị trường điện, trừ các nhà máy điện được quy định tại khoản 3 Điều này.
...
3. Các nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường điện bao gồm:
a) Nhà máy điện BOT còn hiệu lực hợp đồng;
b) Nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo không phải thủy điện (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này);
c) Nhà máy nhiệt điện có các ràng buộc phải sử dụng tối đa nguồn nhiên liệu khí để đảm bảo lợi ích quốc gia và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép gián tiếp tham gia thị trường điện;
...
Như vậy, trường hợp nhà máy điện BOT hết hợp đồng và chuyển giao về Việt Nam thì đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện BOT này có trách nhiệm hoàn thành thủ tục đăng ký và trực tiếp tham gia thị trường điện.
Trường hợp nhà máy điện BOT còn hiệu lực hợp đồng thì đơn vị phát điện hoàn thành thủ tục đăng ký và gián tiếp tham gia thị trường điện.
Thời điểm tham gia thị trường điện của đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện BOT chuyển giao về Việt Nam là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 21/2024/TT-BCT như sau:
Thời điểm tham gia thị trường điện
1. Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện có trách nhiệm tham gia thị trường điện từ:
a) Ngày đầu tiên của tháng M nếu ngày vận hành thương mại của nhà máy điện được công nhận trước ngày 20 tháng M-1;
b) Ngày đầu tiên của tháng M+1 nếu ngày vận hành thương mại của nhà máy điện được công nhận từ ngày 20 đến ngày cuối cùng của tháng M-1.
2. Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện khi hết hạn hợp đồng theo các cơ chế khuyến khích, ưu đãi của nhà nước (bao gồm cả các nhà máy điện BOT chuyển giao về Việt Nam) có trách nhiệm tham gia thị trường điện từ:
a) Ngày đầu tiên của tháng M nếu ngày ký kết hợp đồng mua bán điện theo quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành trước ngày 20 tháng M-1;
b) Ngày đầu tiên của tháng M+1 nếu ngày ký kết hợp đồng mua bán điện theo quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành từ ngày 20 đến ngày cuối cùng của tháng M-1.
...
Theo đó, thời điểm tham gia thị trường điện của đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện BOT như sau:
- Ngày đầu tiên của tháng M nếu ngày ký kết hợp đồng mua bán điện theo quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành trước ngày 20 tháng M-1;
- Ngày đầu tiên của tháng M+1 nếu ngày ký kết hợp đồng mua bán điện theo quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành từ ngày 20 đến ngày cuối cùng của tháng M-1.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?