Nhà hát được phân thành mấy loại? Những không gian dành cho khán giả của nhà hát bao gồm những phần nào?
Nhà hát được phân thành mấy loại?
Căn cứ theo mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9369 : 2012 quy định về việc phân loại, phân hạng nhà hát và phòng khán giả, theo đó nhà hát được phân thành những loại sau:
(1) Nhà hát đa năng, phục vụ biểu diễn và thưởng thức các thể loại nghệ thuật sân khấu.
(2) Nhà hát chuyên dụng: chỉ dùng (hoặc chủ yếu dùng) cho một loại hình nghệ thuật sân khấu
- Nhà hát kịch nói;
- Nhà hát ca kịch - vũ kịch (opera - ballet);
- Nhà hát chèo;
- Nhà hát tuồng;
- Nhà hát cải lương;
- Nhà hát múa rối.
(3) Nhà hát của một đoàn; nhà hát riêng của một đoàn nghệ thuật, thuộc sở hữu của đoàn đó và chỉ phục vụ đoàn đó luyện tập, chuẩn bị và biểu diễn.
(4) Nhà hát thể nghiệm: nhà hát của các trường nghệ thuật, các viện nghiên cứu nghệ thuật, có thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng các nhu cầu nghiên cứu, thể nghiệm các sáng tạo trong nghệ thuật biểu diễn với các không gian biểu diễn khác nhau.
Như vậy, nhà hát được phân chia thành 4 loại hình cơ bản như trên.
Nhà hát được phân thành mấy loại
Khi thiết kế nhà hát để biểu diễn kịch nói cần đáp ứng những yêu cầu gì về địa điểm và diện tích khu đất xây dựng?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9369 : 2012 quy định về những yêu cầu đối với địa điểm và diện tích khu đất xây dựng của nhà hát cụ thể như sau:
(1) Địa điểm xây dựng nhà hát - phòng khán giả phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Ở trung tâm đô thị, khu dân cư hoặc nằm trong khu cây xanh, khu công viên, khu du lịch để có sức hấp dẫn, đồng thời đóng góp cho sự hoạt động và diện mạo của khu trung tâm;
- Ở nơi có đường giao thông thuận tiện với các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng;
- Xa các nguồn ồn lớn, nguồn khí độc hại, các nơi có nguy cơ cháy nổ cao;
- Diện tích khu đất tính theo tiêu chuẩn từ 6 m2/khán giả đến 10 m2/khán giả. Mật độ xây dựng từ 35 % đến 40 %,
(2) Đường giao thông xung quanh công trình phải đảm bảo cho xe chữa cháy có thể tiếp cận tất cả mọi phía của công trình.
(3) Khi bố trí lối vào cho xe ô tô con tiếp cận nhà hát phải làm đường cho xe chạy liên thông, không phải lùi và chiều rộng đường phải đảm bảo cho hai xe tránh nhau.
(4) Đối với nhà hát - phòng khán giả từ hạng II hoặc cỡ C trở lên phải bố trí đường cho xe tải tiếp cận với kho bài trí, với chiều rộng đường không nhỏ hơn 4 m. Khi xe tải lùi vào, sàn xe phải ngang bằng với sàn kho.
CHÚ THÍCH: Trường hợp bố trí kho bên trong công trình thì đường vào phải có chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 4,5 m.
(5) Nhà hát - phòng khán giả phải bố trí bãi đỗ xe đủ diện tích cho xe ca, xe ôtô, xe máy, xe đạp và xe lăn của người khuyết tật. Chỗ để xe của người khuyết tật phải ở vị trí gần cửa vào nhà hát. Nếu có thể, bố trí một không gian làm nơi để xe lăn ngay kề cửa vào hoặc sảnh vào. Các lối đi lên bằng bậc phải có đường dốc cho xe lăn. Lối ra vào bãi đỗ xe không được cắt ngang dòng người chính ra vào nhà hát. Diện tích các bãi đỗ xe, tùy thuộc vào đặc điểm của từng đô thị nơi xây dựng nhà hát - phòng khán giả. Có thể tính theo tiêu chuẩn từ 3 m2/khán giả đến 5 m2/khán giả.
CHÚ THÍCH: Khi thiết kế nhà hát cần tính đến nhu cầu tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật. Yêu cầu thiết kế được lấy theo quy định có liên quan [3].
(6) Trước mỗi lối ra khỏi nhà hát cần bố trí diện tích thoát người. Diện tích thoát người được tính không nhỏ hơn 30 m2/100 khán giả thoát ra tại cửa đó.
Các diện tích thoát người không được bao bọc bởi tường, rào, mặt nước hoặc cây xanh mà phải được mở hướng ra các đường giao thông hoặc không gian công cộng khác. Các lối ra vào của ôtô, phương tiện giao thông công cộng, của xe chữa cháy... không được tính vào diện tích thoát người.
(7) Khoảng không gian công cộng để tập kết người và xe phía trước nhà hát - phòng khán giả (hoặc mặt hướng ra đường) được thiết kế với tiêu chuẩn:
- 1,50 m/100 khán giả;
- Không nhỏ hơn 15 m đối với các nhà hát - phòng khán giả ngoại cỡ, cỡ A và B.
(8) Các tổng kho và các xưởng lớn: nếu không phục vụ hàng ngày cho các nhà hát thì không được đặt chung trong công trình nhà hát mà phải bố trí thành công trình riêng, tách rời khỏi khu đất của công trình nhà hát.
(9) Trong công trình nhà hát - phòng khán giả không được bố trí nhà ở hoặc các cơ sở dân dụng khác, không bố trí ga ra, kho xăng dầu, chất nổ và các kho tàng không phục vụ nhà hát.
(10) Sử dụng kết cấu gỗ trong công trình phải có giải pháp phòng chống mối mọt. Yêu cầu thiết kế tuân theo quy định trong TCVN 7958: 2008.
Những không gian dành cho khán giả của nhà hát bao gồm những phần nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6.1.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9369 : 2012 quy định các yêu cầu về thiết kế kiến trúc, theo đó phần khán giả của nhà hát gồm những không gian sau đây:
- Phòng khán giả (nơi khán giả ngồi xem);
- Các không gian phục vụ khán giả: lối vào, nơi mua vé, sảnh vào, nơi gửi mũ áo, hành lang, sảnh nghỉ;
- Các không gian xã hội: phòng khiêu vũ, phòng tiệc, phòng khách, phòng truyền thống;
- Các phòng phụ trợ: y tế - cấp cứu, bảo vệ, phòng nhân viên và một số phòng chức năng khác tùy theo điều kiện cụ thể;
- Các lối giao thông, hành lang, cầu thang, căn tin, cà phê giải khát...
Trên đây là một số thông tin liên quan đến viết thiết kế nhà hát mà chúng tôi cung cấp gửi đến bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?