Nhà hàng nổi là gì? Trên hành lang của nhà hàng nổi có cần phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng không?

Tôi có câu hỏi là nhà hàng nổi là gì? Trên hành lang của nhà hàng nổi có cần phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng không? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.P đến từ Quảng Nam.

Nhà hàng nổi là gì?

Nhà hàng nổi được giải thích tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 111/2014/NĐ-CP thì nhà hàng nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách, có đăng ký kinh doanh nhà hàng nổi phục vụ ăn uống trên phương tiện mà không bố trí các buồng ngủ lưu trú trên phương tiện.

nhà hàng nổi

Nhà hàng nổi là gì? Trên hành lang của nhà hàng nổi có cần phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng không? (Hình từ Internet)

Niên hạn sử dụng của nhà hàng nổi là bao nhiêu năm?

Niên hạn sử dụng của nhà hàng nổi được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 111/2014/NĐ-CP như sau:

Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa
1. Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa được quy định như sau:

TT

Loại phương tiện

Vỏ kim loại, chất dẻo cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép không quá (năm)

Vỏ gỗ không quá (năm)

1

Tàu chở hàng nguy hiểm, chở dầu, chở xô khí hóa lỏng

30

25

2

Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi

35

20

3

Tàu khách không phải là tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi, tàu cao tốc, tàu đệm khí

30

25

4

Tàu cao tốc chở khách

20

\

5

Tàu đệm khí

18

\

Như vậy, theo quy định trên thì nếu nhà hàng nổi sử dụng vỏ kim loại, chất dẻo cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép thì niên hạn sử dụng không quá 35 năm.

Nếu nhà hàng nổi sử dụng vỏ gỗ thì niên hạn sử dụng không quá 20 năm.

Trên hành lang của nhà hàng nổi có cần phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng không?

Trên hành lang của nhà hàng nổi có cần phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng không, thì theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 13 Thông tư 43/2012/TT-BGTVT như sau:

Trang bị an toàn
4. Trang bị cứu đắm
a) Trang bị cứu đắm của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Phần Trang bị an toàn của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801:2005.
b) Các khoang phải có thiết bị tự động báo mức nước đáy khoang. Các thiết bị báo mức nước đáy khoang phải tạo báo động bằng âm thanh và ánh sáng tại buồng lái khi mực nước đáy khoang đến 300 mm trong mọi tình huống.
5. Trang bị các buồng
a) Trang bị các buồng ngủ của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Phần Trang bị an toàn của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801:2005; trường hợp sử dụng cửa sổ có lắp kính làm cửa thoát nạn phải trang bị búa để phá cửa kính khi cần thiết. Các cửa sổ được sử dụng làm cửa thoát nạn phải có kích thước tối thiểu là 400mm x 400mm.
b) Các trang bị của các buồng và các vật trang trí khác trên các tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải được cố định không dịch chuyển trong mọi điều kiện thời tiết.
c) Các khu vực công cộng phải có tối thiểu 2 cửa thoát hiểm được bố trí đối diện nhau, các cửa này phải đảm bảo không bị tắc nghẽn khi có sự cố. Các cửa thoát hiểm từ các khu vực công cộng thông thường phải có cơ cấu nhả nhanh và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các cơ cấu bố trí ở độ cao không thấp hơn 760mm nhưng không quá 1120mm;
- Lực tác động lên cơ cấu mở yêu cầu không quá 67N;
- Không có bất kỳ cơ cấu khóa, vít định vị hoặc cơ cấu ngăn cản việc mở cửa khi tác động lên cơ cấu mở.
d) Trong buồng khách, buồng công cộng phải bố trí sơ đồ thoát hiểm, hướng dẫn sử dụng trang bị cứu sinh ở vị trí dễ nhận biết.
6. Trang bị bảo vệ thuyền viên, hành khách
a) Trang bị bảo vệ thuyền viên, hành khách của tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải thỏa mãn các yêu cầu nêu trong Phần Trang bị an toàn của Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801:2005 và trong các quy phạm mà tàu phải áp dụng.
b) Trên các tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải trang bị:
- Hệ thống truyền thanh để thông báo các tình huống khẩn cấp cho khách đến từng phòng riêng biệt. Hệ thống này phải thông báo được bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có khách quốc tế);
- Thiết bị chỉ báo tình huống khẩn cấp bằng âm thanh và ánh sáng.
c) Trên các hành lang trên tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải có thiết bị chỉ dẫn hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng hoặc bằng dải chỉ báo phát quang để khách nhận biết trong mọi tình huống.
d) Các cửa trên hướng thoát hiểm phải không cần chìa khóa để mở khi di chuyển theo hướng thoát hiểm.

Như vậy, theo quy định trên thì trên hành lang của nhà hàng nổi phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng hoặc bằng dải chỉ báo phát quang để khách nhận biết trong mọi tình huống.

Phương tiện thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình chưa được đào tạo không?
Pháp luật
Danh mục các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho phương tiện thủy nội địa từ 01/01/2023?
Pháp luật
Tàu cao tốc chở khách được hiểu là như thế nào? Tàu cao tốc chở khách có được miễn lệ phí trước bạ không?
Pháp luật
Nhà hàng nổi là gì? Trên hành lang của nhà hàng nổi có cần phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng không?
Pháp luật
Tàu đệm khí có niên hạn sử dụng trong bao lâu? Niên hạn sử dụng của tàu đệm khí nội địa được tính từ khi nào?
Pháp luật
Điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thủy nội địa không được lớn hơn các trị số nào?
Pháp luật
Sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa là gì? Nguyên tắc kiểm tra sản phẩm công nghiệp này là gì?
Pháp luật
Việc thuê tàu thuyền có bắt buộc lập hợp đồng không? Có mấy hình thức thuê tàu thuyền hiện nay?
Pháp luật
Âu tàu là gì? Những phương tiện thủy nội địa nào được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu và có lưu ý gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện thủy nội địa
569 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện thủy nội địa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào