Nhà giáo dạy thực hành trong trường cao đẳng công lập là giáo viên hay giảng viên? Yêu cầu bằng cấp với giảng viên dạy thực hành là gì?
Nhà giáo dạy thực hành trong trường cao đẳng công lập là giáo viên hay giảng viên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 về nhà giáo như sau:
Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành.
2. Nhà giáo trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp được gọi là giáo viên; nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên.
3. Chức danh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp.
4. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;
c) Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Có lý lịch rõ ràng.
Như vậy, nhà giáo dạy thực hành trong trường cao đẳng công lập được gọi là giảng viên.
Theo đó, chức danh của nhà giáo trong trường cao đẳng công lập bao gồm giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp.
Nhà giáo dạy thực hành trong trường cao đẳng công lập là giáo viên hay giảng viên? (Hình từ Internet)
Yêu cầu bằng cấp đối với giảng viên dạy thực hành trong trường cao đẳng công lập là gì?
Theo quy định tại Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định như sau:
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp.
2. Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ trung cấp phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ trung cấp phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp.
3. Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng.
4. Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo dạy thực hành theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
6. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành ở các trình độ; quy định nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Như vậy, giảng viên dạy thực hành trong trường cao đẳng công lập phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng.
Bên cạnh đó, đối với giảng viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ cao đẳng phải bằng tốt nghiệp đại học trở lên vàchứng chỉ kỹ năng nghề.
Giảng viên dạy thực hành trong môi trường thiếu dưỡng khí có được hưởng phụ cấp không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP về điều kiện hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:
Điều kiện hưởng
1. Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp (sau đây gọi chung là nhà giáo dạy thực hành) tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:
a) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định;
b) Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép;
c) Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;
d) Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
2. Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Như vậy, giảng viên dạy thực hành giảng dạy trong thiếu dưỡng khí thì được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Bên cạnh đó, giảng viên dạy thực hành làm việc tại một trong các môi trường sau đây thì được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định;
- Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép;
- Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;
- Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng chứng chỉ quỹ hưu trí mà người tham gia quỹ hưu trí sở hữu có thể là số lẻ ở dạng thập phân không?
- Doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản được xác định theo giá nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất cho tổ chức đối với công trình có quy mô từ 3.000 m³/ngày đêm?
- Điều kiện để tách thửa đất là đảm bảo phải có lối đi được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có?
- Số dư khi đóng tài khoản thanh toán được xử lý thế nào? Tài khoản thanh toán sẽ bị đóng khi cá nhân là chủ tài khoản chết?