Nhà đầu tư PPP là ai? Dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất phải được tổ chức đấu thầu rộng rãi hay đàm phán cạnh tranh?
Lưu ý: Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau đây được gọi tắt là dự án PPP theo khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
Nhà đầu tư PPP là ai?
Căn cứ theo khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Nhà đầu tư PPP (sau đây gọi là nhà đầu tư) là một pháp nhân độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc liên danh giữa nhiều pháp nhân tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
Như vậy, nhà đầu tư PPP (sau đây gọi là nhà đầu tư) là một pháp nhân độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc liên danh giữa nhiều pháp nhân tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
Nhà đầu tư PPP là ai? (Hình từ Internet)
Dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất phải được tổ chức đấu thầu rộng rãi hay đàm phán cạnh tranh?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Điều kiện đối với dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất
1. Dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 14 của Luật này;
b) Không trùng với dự án PPP đang được cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc đã chấp thuận nhà đầu tư khác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Dự án do nhà đầu tư đề xuất phải tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc đàm phán cạnh tranh theo quy định tại Điều 37 hoặc Điều 38 của Luật này.
Như vậy, dự án do nhà đầu tư đề xuất phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên và được tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc đàm phán cạnh tranh theo quy định tại Điều 37 hoặc Điều 38 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020.
Dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất được chuẩn bị theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định như sau:
Trình tự chuẩn bị dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất
1. Trình tự lập hồ sơ đề xuất dự án được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư gửi văn bản đề xuất thực hiện dự án PPP đến cơ quan có thẩm quyền; trường hợp không xác định được cơ quan có thẩm quyền thì gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP;
b) Cơ quan có thẩm quyền xem xét, trả lời bằng văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Nội dung văn bản chấp thuận bao gồm cách thức phối hợp với các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu về thời hạn nộp hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư và nội dung khác có liên quan; trường hợp không chấp thuận thì nêu rõ lý do;
c) Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, nhà đầu tư lập hồ sơ đề xuất dự án bao gồm: báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hồ sơ về tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;
d) Nhà đầu tư gửi hồ sơ đề xuất dự án đến cơ quan có thẩm quyền;
đ) Trường hợp hồ sơ đề xuất dự án không được chấp thuận thì nhà đầu tư chịu mọi chi phí, rủi ro.
2. Dự án do nhà đầu tư đề xuất được tổ chức thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 6, 12 ,13, 14, 15, 16 và 17 của Luật này.
3. Trình tự lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và phê duyệt dự án được thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 19 của Luật này;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi do nhà đầu tư lập được tổ chức thẩm định theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
c) Dự án được phê duyệt theo quy định tại các điều 21, 22 và 23 của Luật này;
d) Trường hợp dự án không được phê duyệt thì nhà đầu tư chịu mọi chi phí, rủi ro.
4. Trình tự công bố dự án được thực hiện như sau:
a) Sau khi dự án do nhà đầu tư đề xuất được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, cơ quan có thẩm quyền tổ chức công bố thông tin về dự án theo quy định tại Điều 25 của Luật này và tên nhà đầu tư đề xuất dự án;
b) Đối với dự án có nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc các thỏa thuận huy động vốn để thực hiện dự án cần bảo mật, nhà đầu tư thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền về nội dung thông tin không công bố.
5. Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật này; việc điều chỉnh dự án PPP thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
6. Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi được tính vào tổng mức đầu tư của dự án. Trường hợp nhà đầu tư đề xuất dự án không được lựa chọn, chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi được nhà đầu tư được lựa chọn hoàn trả.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, trình tự chuẩn bị dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất theo trình tự như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?