Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký ngành nghề gia công phần mềm có áp dụng thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký ngành nghề sản xuất sản phẩm phần mềm có được ưu đãi đầu tư hay không?
- Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký ngành nghề gia công phần mềm có áp dụng thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào?
Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký ngành nghề sản xuất sản phẩm phần mềm có được ưu đãi đầu tư hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư 2020 về ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư:
Ngành, nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư
1. Ngành, nghề ưu đãi đầu tư bao gồm:
...
c) Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;
d) Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
đ) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;
e) Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;
...
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài đăng ký ngành nghề sản xuất sản phẩm phần mềm thì thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký ngành nghề gia công phần mềm có áp dụng thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
(1) Hoạt động sản xuất một sản phẩm phần mềm của tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Thông tư này được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình khi đối với sản phẩm đó tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ít nhất một trong hai công đoạn:
- Xác định yêu cầu: bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như:
+ Đưa ra hoặc hoàn thiện ý tưởng về phát triển sản phẩm phần mềm;
+ Mô tả các đặc tính (yêu cầu) của sản phẩm, các ngữ cảnh sử dụng sản phẩm;
+ Đề xuất, khảo sát, làm rõ yêu cầu đối với sản phẩm phần mềm; phân tích nghiệp vụ;
+ Xây dựng yêu cầu hoàn chỉnh đối với sản phẩm phần mềm;
+ Tư vấn điều chỉnh quy trình;
+ Thống nhất yêu cầu, xét duyệt yêu cầu, khả năng kiểm soát và các cơ sở để xác nhận sự tuân thủ yêu cầu của sản phẩm.
- Phân tích và thiết kế, bao gồm một hoặc nhiều tác nghiệp như:
+ Đặc tả yêu cầu (yêu cầu thuộc chức năng và không thuộc chức năng, các vấn đề cần được giải quyết);
+ Thiết lập bài toán phát triển;
+ Các kỹ thuật phù hợp được thực hiện để tối ưu hóa giải pháp, phân tích về tính đúng đắn và khả năng kiểm tra của phần mềm, phân tích ảnh hưởng của các yêu cầu phần mềm vào môi trường vận hành, các yêu cầu được ưu tiên, chấp thuận và được cập nhật khi cần thiết;
+ Mô hình hóa dữ liệu; mô hình hóa chức năng; mô hình hóa luồng thông tin;
+ Xác định giải pháp phần mềm;
+ Thiết kế giải pháp, thiết kế hệ thống phần mềm;
+ Thiết kế dữ liệu, thiết kế kiến trúc của phần mềm, thiết kế các đơn vị, mô đun thành phần phần mềm;
+ Thiết kế bảo mật, an toàn thông tin cho phần mềm;
+ Thiết kế giao diện trải nghiệm khách hàng.
(2) Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm được thể hiện bằng một hoặc nhiều tài liệu sau, tương ứng với từng tác nghiệp thuộc các công đoạn mà doanh nghiệp đã thực hiện:
- Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Xác định yêu cầu.
- Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Phân tích và thiết kế.
- Tài liệu chứng minh tùng tác nghiệp của công đoạn Lập trình, viết mã lệnh.
- Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm.
- Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm.
- Tài liệu chứng minh từng tác nghiệp của công đoạn Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, bảo trì sản phẩm.
Theo đó, nếu quy trình gia công phần mềm của đơn vị đáp ứng yêu cầu tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT thì sẽ được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình và sẽ được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong đó, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư 2020 thì:
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký ngành nghề gia công phần mềm có áp dụng thuế suất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 13/2020/TT-BTTTT thì:
Doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp phải có trách nhiệm như sau:
- Tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đề xuất ưu đãi thuế cho hoạt động sản xuất phần mềm và tự xác định hoạt động sản xuất phần mềm đáp ứng quy trình.
- Gửi, cập nhật thông tin về sản phẩm phần mềm, công đoạn trong hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình, mức thuế được khấu trừ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Công nghệ thông tin) để tổng hợp.
- Đảm bảo các hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và các sản phẩm phần mềm của mình không vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật liên quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?