Nhà đầu tư nước ngoài có được phép mua cổ phần lần đầu bán ra của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần không?
- Nhà đầu tư nước ngoài có được phép mua cổ phần lần đầu bán ra của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần không?
- Việc bán cổ phần lần đầu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần được thực hiện theo các phương thức nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần?
Nhà đầu tư nước ngoài có được phép mua cổ phần lần đầu bán ra của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu
1. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi bằng đồng Việt Nam.
...
Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần lần đầu bán ra của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần. Việc mua bán này được thực hiện bằng đồng Việt Nam.
Đơn vị sự nghiệp công lập muốn chuyển thành công ty cổ phần (Hình từ Internet)
Việc bán cổ phần lần đầu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần được thực hiện theo các phương thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu
...
2. Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Đấu giá công khai
- Phương thức đấu giá được áp dụng trong trường hợp bán đấu giá ra công chúng mà không có sự phân biệt nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân, trong nước và nước ngoài;
- Việc tổ chức đấu giá công khai thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có khối lượng cổ phần bán ra có mệnh giá dưới 10 tỷ đồng thì cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 39 có thể xem xét, quyết định tổ chức đấu giá tại các công ty chứng khoán hoặc trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản (trừ trường hợp quy định về bán đấu giá cho nhà đầu tư chiến lược quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này);
- Thông tin về đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi và việc tổ chức đấu giá phải được công bố tại nơi bán đấu giá, trên các phương tiện thông tin đại chúng và công bố công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tối thiểu 20 ngày làm việc trước khi tổ chức bán đấu giá cổ phần;
- Giá bán theo phương thức đấu giá công khai là giá đấu thành công của từng nhà đầu tư. Nhà đầu tư trúng ở mức giá nào thì mua cổ phần ở mức giá đó nhưng không thấp hơn giá khởi điểm.
b) Phương thức bảo lãnh phát hành
- Phương thức bảo lãnh phát hành là phương thức phát hành cổ phần với sự cam kết đảm bảo của tổ chức có chức năng bảo lãnh về việc thực hiện phân phối hết số lượng cổ phần bán ra bên ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp bảo lãnh phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về quyền mua, góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp Việt Nam.
Trường hợp không bán hết cổ phần, các tổ chức bảo lãnh phát hành có trách nhiệm mua hết số cổ phần còn lại theo giá bảo lãnh đã cam kết trong Hợp đồng bảo lãnh theo nguyên tắc không thấp hơn giá khởi điểm.
- Nghĩa vụ và quyền hạn của tổ chức bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và Hợp đồng bảo lãnh phát hành cổ phiếu được ký kết giữa tổ chức bảo lãnh với đại diện có thẩm quyền của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.
c) Phương thức thỏa thuận trực tiếp
- Phương thức thỏa thuận trực tiếp là phương thức bán cổ phần cho các nhà đầu tư theo kết quả thương thảo giữa Ban Chỉ đạo hoặc tổ chức được Ban Chỉ đạo ủy quyền với từng nhà đầu tư.
- Phương thức thỏa thuận trực tiếp chỉ được thực hiện:
+ Bán cho nhà đầu tư chiến lược trong các trường hợp: Các nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua cổ phần với số lượng bằng hoặc nhỏ hơn số lượng cổ phần dự kiến bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án chuyển đổi đã được phê duyệt, hoặc chỉ có một nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua cổ phần.
+ Bán cho các nhà đầu tư số cổ phần không bán hết theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.
+ Bán cho người lao động và tổ chức công đoàn.
...
Như vậy, việc bán cổ phần lần đầu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần được thực hiện theo các phương thức sau:
- Đấu giá công khai
- Phương thức bảo lãnh phát hành
- Phương thức thỏa thuận trực tiếp
Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu
...
3. Tùy theo đối tượng và điều kiện mua cổ phần lần đầu, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này xác định phương thức bán cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều này cho phù hợp.
4. Bộ Tài chính hướng dẫn khoản 2, khoản 3 Điều này.
Theo đó, Bộ Tài chính là cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần trong trường hợp thực hiện theo phương thức tại khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?