Nhà chung cư có bắt buộc phải xây dựng phương án chữa cháy hay không? Nhà chung cư phải thực tập phương án chữa cháy định kỳ bao nhiêu lần một năm?
Nhà chung cư có bắt buộc phải xây dựng phương án chữa cháy hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Phương án chữa cháy
...
3. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy đối với khu dân cư, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý (Mẫu số PC17);
...
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy
...
2. Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo Phụ lục I Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP bao gồm:
1. Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp.
2. Nhà chung cư; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá; nhà hỗn hợp.
3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; trường tiểu học, trung học cơ sở; trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục.
4. Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
...
Như vậy, nhà chung cư là một trong những cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và người đứng đầu nhà chung cư phải có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy tại chỗ trong phạm vi quản lý.
Nhà chung cư có bắt buộc phải xây dựng phương án chữa cháy hay không? Nhà chung cư phải thực tập phương án chữa cháy định kỳ bao nhiêu lần một năm? (Hình từ Internet)
Nhà chung cư phải thực tập phương án chữa cháy định kỳ bao nhiêu lần một năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 149/2020/TT-BCA về thời hạn thực tập phương án chữa cháy như sau:
Thời hạn thực tập phương án chữa cháy
1. Phương án chữa cháy của cơ sở quy định tại điểm a khoản 3 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP phải được tổ chức thực tập ít nhất một lần một năm và thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương. Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập.
...
Như vậy, nhà chung cư phải tổ chức thực tập phương án chữa cháy ít nhất một lần một năm. Ngoài ra, phải thực hiện thực tập phương án chữa cháy đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương.
Ai có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy hằng năm tại nhà chung cư?
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 11 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP như sau:
Phương án chữa cháy
...
10. Trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết, tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở, khu dân cư, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ quan Công an theo kế hoạch đã được phê duyệt của người có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức được huy động tham gia trong phương án;
c) Lực lượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ;
d) Người có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở phải gửi kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy đến cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực tập phương án chữa cháy.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và người đứng đầu nhà chung cư có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết và tổ chức thực tập phương án chữa cháy hằng năm tại nhà chung cư do mình quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?