Nhà báo có quyền gì theo quy định của pháp luật? Việc trả lời trên báo chí như thế nào là đúng pháp luật?

Khi phóng viên báo PLVN về làm việc theo phản ánh của độc giả có phải xuất trình thẻ nhà báo, giấy giới thiệu và trích phản ảnh của độc giả của ban biên tập không? Công dân có quyền yêu cầu cơ quan báo chí trả lời vấn đề mà cơ quan báo chí đã thông tin hay không?

Phóng viên làm việc theo phản ánh của độc giả có phải xuất trình thẻ nhà báo, giấy giới thiệu và trích phản ảnh của độc giả của ban biên tập không?

Căn cứ Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà báo như sau:

- Nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo.

- Nhà báo có các quyền sau đây:

+ Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp;

+ Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;

+ Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

+ Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;

+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí;

+ Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật.

- Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;

+ Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm;

+ Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;

+ Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;

+ Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Như vậy, theo quy định trên khi đến các cơ quan tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí; nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo, không cần phải có giấy giới thiệu hay văn bản trích phản ảnh của độc giả kèm theo.

Quyền của nhà báo

Quyền của nhà báo 

Cung cấp thông tin cho báo chí là như thế nào?

Căn cứ Điều 38 Luật Báo chí 2016 quy định về việc cung cấp thông tin cho báo chí như sau:

- Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Việc cung cấp thông tin cho báo chí có thể bằng văn bản, trên trang thông tin điện tử tổng hợp, họp báo, trả lời phỏng vấn và các hình thức khác. Cơ quan báo chí phải sử dụng chuẩn xác nội dung thông tin được cung cấp và phải nêu rõ xuất xứ nguồn tin.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau đây:

+ Thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

+ Thông tin về vụ án đang được Điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động Điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;

+ Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố;

+ Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.

- Đối với vụ án đang trong quá trình Điều tra, truy tố mà chưa được xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.

- Cơ quan báo chí và nhà báo có quyền và nghĩa vụ không Tiết lộ người cung cấp thông tin, trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên có trách nhiệm tổ chức bảo vệ người cung cấp thông tin; các cơ quan bảo vệ pháp luật có trách nhiệm phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên bảo vệ người cung cấp thông tin.

- Cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm cử người phát ngôn, thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ và đột xuất, bất thường.

Chính phủ quy định chi Tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.

Việc trả lời trên báo chí như thế nào là đúng pháp luật?

Căn cứ Điều 39 Luật Báo chí 2016 quy định về việc trả lời trên báo chí như sau:

- Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người đứng đầu cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trả lời trên báo chí.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân và tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thông báo cho cơ quan báo chí biết biện pháp giải quyết.

Nếu quá thời hạn nêu trên mà không nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức thì cơ quan báo chí có quyền chuyển ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân đến cơ quan cấp cao hơn có thẩm quyền giải quyết hoặc đưa vấn đề đó lên báo chí.

- Trong thời hạn 10 ngày đối với báo in ra hằng ngày và báo nói, báo hình, báo điện tử, 15 ngày đối với báo tuần, trên số ra gần nhất đối với tạp chí in kể từ khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc văn bản trả lời kiến nghị, phê bình của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với vấn đề mà báo chí nêu hoặc tiếp nhận, cơ quan báo chí phải thông báo cho cơ quan, tổ chức, công dân có ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo hoặc đăng, phát trên báo chí của mình.

- Cơ quan, tổ chức, công dân có quyền yêu cầu cơ quan báo chí trả lời vấn đề mà cơ quan báo chí đã thông tin; cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan, tổ chức, công dân.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan, tổ chức, công dân có quyền yêu cầu cơ quan báo chí trả lời vấn đề mà cơ quan báo chí đã thông tin và cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời trong vòng 15 ngày.

Nhà báo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhà báo có được quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự không?
Pháp luật
Nhà báo có những quyền hạn gì? Bộ trưởng đang làm nhiệm vụ có quyền từ chối trả lời phỏng vấn báo chí hay không?
Pháp luật
Nhà báo là gì? Nhà báo có quyền và nghĩa vụ gì? Trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Nhà báo đăng nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Nhà báo tham dự phiên tòa có được ghi âm và ghi hình diễn biến tại phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa không?
Pháp luật
Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo? Người dân tộc thiểu số có được cấp xét thẻ nhà báo không? Quyền và nghĩa vụ của nhà báo là gì?
Pháp luật
Nhà báo đã yêu cầu đưa tiền để không viết bài đăng báo khi biết người chưa thực hiện đúng các quy định về quản lý, sử dụng đất thì đi tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân có quyền yêu cầu nhà báo xuất trình giấy giới thiệu của đơn vị công tác để làm việc hay không?
Pháp luật
Nghĩa vụ nhà báo được pháp luật quy định như thế nào? Nhà báo đưa tin sai sự thật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí không?
Pháp luật
Chặn nhà báo không cho tác nghiệp có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì mức phạt được quy định thế nào?
Pháp luật
Người mạo danh nhà báo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Thời hiệu xử phạt người này là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà báo
11,368 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà báo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà báo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào