Nguyên tắc về tài sản chung của vợ chồng cần đảm bảo những gì? Không có khả năng thu thập chứng cứ thì có được nhờ Tòa thu thập giùm được không?
Tài sản chung của vợ chồng theo quy định bao gồm những tài sản nào?
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."
Theo đó, thì tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
"Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng."
Nguyên tắc về tài sản chung của vợ chồng cần đảm bảo những gì? Đòi lại tài sản chồng tặng nhân tình bằng cách nào? (Hình từ Internet)
Tài sản chung cũng gồm cả tài sản mà vợ chồng được thừa kế, tặng cho chung, và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Nguyên tắc về tài sản chung của vợ chồng cần đảm bảo những gì?
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường."
Như vậy, vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập. Ngoài ra, khoản 1 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 còn quy định việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
Với các quy định nói trên, vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung dựa trên nguyên tắc thỏa thuận.
Do vậy, việc chồng bạn tự ý sử dụng tài sản chung của vợ chồng để chu cấp, mua tài sản cho người thứ ba thì không những trái pháp luật mà còn trái đạo đức xã hội. Bạn có quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét, tuyên giao dịch tặng cho vô hiệu.
Không có khả năng thu thập chứng cứ thì có được nhờ Tòa thu thập giùm được không?
Theo Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về việc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự cụ thể như sau:
"Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
Như vậy, từ quy định trên thì đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Do đó, bạn phải chứng minh được việc chồng bạn đã sử dụng tài sản chung của vợ chồng để tặng cho người khác.
Trường hợp bạn không thể thu thập được chứng cứ thì bạn có thể yêu cầu tòa án thu thập thay. Tuy nhiên, tòa án chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?