Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được pháp luật quy định thế nào?
- Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?
- Hợp đồng xây dựng có bao gồm nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng không?
- Trường hợp có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng thông qua hòa giải được thực hiện bởi ban xử lý tranh chấp thì việc xử lý tranh chấp được quy định thế nào?
Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
...
6. Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ ba, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ ba được giải quyết theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xâm hại tới thân thể, quyền lợi, tài sản của bên kia, bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
8. Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định như sau:
a) Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
b) Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định cụ thể như sau:
- Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
- Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được pháp luật quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng xây dựng có bao gồm nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng không?
Hợp đồng xây dựng có bao gồm nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng hay không thì tại Điều 141 Luật Xây dựng 2014 có quy định nội dung hợp đồng xây dựng như sau:
Nội dung hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ pháp lý áp dụng;
b) Ngôn ngữ áp dụng;
c) Nội dung và khối lượng công việc;
d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
m) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
n) Rủi ro và bất khả kháng;
o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
p) Các nội dung khác.
2. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.
3. Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
Như vậy, giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng là một trong các nội dung được quy định trong hợp đồng xây dựng theo quy định.
Trường hợp có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng thông qua hòa giải được thực hiện bởi ban xử lý tranh chấp thì việc xử lý tranh chấp được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức hoặc một, một số cá nhân chuyên gia (gọi chung là ban xử lý tranh chấp), khi đó việc xử lý tranh chấp hợp đồng thông qua ban xử lý tranh chấp được quy định như sau:
(1) Ban xử lý tranh chấp có thể được nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc thiết lập sau khi có tranh chấp xảy ra. Số lượng thành viên ban xử lý tranh chấp do các bên tự thỏa thuận.
Thành viên ban xử lý tranh chấp phải là người có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung tranh chấp, kinh nghiệm trong vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng và hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng.
(2) Trong thời hạn hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên không đồng ý kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp thì có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật;
Trường hợp quá thời hạn nêu trên không bên nào phản đối kết luận hòa giải thì coi như các bên đã thống nhất với kết luận hòa giải. Khi đó, các bên phải thực hiện theo kết luận hòa giải.
(3) Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác chuẩn bị thống kê đất đai cấp xã gồm các công việc nào? Hồ sơ kết quả thống kê đất đai mà cấp xã giao nộp cấp huyện?
- Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân từ ngày 01/07/2025 bao gồm lực lượng nào?
- Mẫu kế hoạch khắc phục hạn chế khuyết điểm sau kiểm kiểm của Đảng viên mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Cung cấp dữ liệu cho cơ quan nhà nước từ 1/7/2025 như thế nào? Hoạt động lưu trữ dữ liệu ra sao?
- Mẫu Bảng tính lương năm của chủ đầu tư, BQLDA sử dụng vốn NSNN là mẫu nào? Bảng tính lương là cơ sở lập dự toán thu chi hằng năm đúng không?