Nguyên tắc và cách thức làm việc của Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động được quy định như thế nào?
Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động làm việc theo nguyên tắc, cách thức nào?
Nguyên tắc và cách thức làm việc của Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động theo Điều 3 Quy chế làm việc Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định 894/QĐ-HĐQGATVSLĐ năm 2017 quy định như sau:
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, tập trung, thảo luận công khai.
- Các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được quyền tham khảo và cung cấp các thông tin cần thiết, được quyền thảo luận, góp ý kiến, biểu quyết trong các phiên họp của Hội đồng.
- Các đại biểu của các cơ quan liên quan do Chủ tịch Hội đồng mời họp có quyền tham gia ý kiến trong phiên họp nhưng không có quyền biểu quyết.
- Ý kiến được đa số thành viên tán thành hoặc ý kiến chỉ có 50% thành viên đồng ý mà được Chủ tịch Hội đồng tán thành là khuyến nghị chung của Hội đồng. Các khuyến nghị kỳ họp của Hội đồng được báo cáo đầy đủ lên Chính phủ.
Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động (Hình từ Internet)
Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động theo Điều 4 Quy chế làm việc Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định 894/QĐ-HĐQGATVSLĐ năm 2017 quy định như sau:
- Tư vấn cho Chính phủ trong việc xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- Hàng năm, tổ chức đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước để thúc đẩy việc cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động, nâng cao hiệu quả xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Chủ tịch Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động theo Điều 5 Quy chế làm việc Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động ban hành kèm theo Quyết định 894/QĐ-HĐQGATVSLĐ năm 2017 quy định như sau:
Chủ tịch Hội đồng
1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng hoặc khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng.
2. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp, đối thoại định kỳ và đột xuất của Hội đồng; mời thêm chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đại diện của các cơ quan liên quan tham gia họp, nếu xét thấy cần thiết; quyết định nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận tại mỗi kỳ họp, đối thoại. Trường hợp cần thiết, ủy quyền cho Phó chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp Hội đồng.
3. Trực tiếp giải quyết hoặc khuyến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng.
4. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các ủy viên Hội đồng.
5. Quyết định việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý về các vấn đề thuộc nhiệm vụ của Hội đồng.
6. Tổ chức xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng; quyết định thành lập và chỉ đạo hoạt động Ban thư ký, Thường trực của Hội đồng.
7. Là người phát ngôn chính thức về nội dung và các hoạt động của Hội đồng hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc người đại diện phát ngôn.
8. Phê duyệt kế hoạch hoạt động, tài chính và sử dụng kinh phí phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.
9. Định kỳ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của Hội đồng và báo cáo khi có yêu cầu.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng hoặc khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng.
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp, đối thoại định kỳ và đột xuất của Hội đồng; mời thêm chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và đại diện của các cơ quan liên quan tham gia họp, nếu xét thấy cần thiết; quyết định nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận tại mỗi kỳ họp, đối thoại.
Trường hợp cần thiết, ủy quyền cho Phó chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp Hội đồng.
- Trực tiếp giải quyết hoặc khuyến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng.
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các ủy viên Hội đồng.
- Quyết định việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý về các vấn đề thuộc nhiệm vụ của Hội đồng.
- Tổ chức xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng; quyết định thành lập và chỉ đạo hoạt động Ban thư ký, Thường trực của Hội đồng.
- Là người phát ngôn chính thức về nội dung và các hoạt động của Hội đồng hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc người đại diện phát ngôn.
- Phê duyệt kế hoạch hoạt động, tài chính và sử dụng kinh phí phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.
- Định kỳ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của Hội đồng và báo cáo khi có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?