Nguyên tắc thi đua khen thưởng của Tòa án nhân dân là gì? Có những hình thức tổ chức thi đua khen thưởng nào trong Tòa án nhân dân?
Nguyên tắc thi đua khen thưởng của Tòa án nhân dân là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 01/2018/TT-TANDTC quy định về nguyên tắc thi đua như sau:
- Tự nguyện, tự giác, công khai, dân chủ.
- Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
- Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua và thành tích công tác.
- Tập thể, cá nhân tham gia phong trào thi đua phải đăng ký thi đua; xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua.
- Không đăng ký thi đua thì không được xét tặng danh hiệu thi đua.
Và theo Điều 5 Thông tư 01/2018/TT-TANDTC quy định:
- Dân chủ, chính xác, công khai, công bằng, kịp thời.
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng nhiều hình thức khen thưởng cho một thành tích đạt được.
- Trong một năm, không trình hai hình thức khen thưởng cấp Nhà nước cho một đối tượng (đối với cá nhân chỉ đề nghị một hình thức khen thưởng cấp Nhà nước hoặc danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”); trừ trường hợp đạt thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng theo niên hạn trong lực lượng vũ trang (nếu có).
- Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.
- Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
- Khen thưởng phải căn cứ vào thành tích đạt được. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn.
Chỉ lấy kết quả khen thưởng về thành tích cuối năm để làm căn cứ xét khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng (kết quả khen thưởng phong trào thi đua theo đợt hoặc chuyên đề được ghi nhận và ưu tiên khi xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng).
Không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để đề nghị nâng mức khen thưởng lần sau. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu và có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.
- Khi xét khen thưởng đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.
- Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng tập thể, cá nhân đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ.
- Tập thể, cá nhân không được xét khen thưởng vì có bản án, quyết định bị hủy, sửa, nhưng sau đó Hội đồng xét xử giám đốc thẩm kết luận việc hủy, sửa đó là chưa chính xác thì được xem xét, đề nghị khen thưởng bổ sung.
- Không xét khen thưởng đối với tập thể có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang bị khởi tố hình sự.
Các tập thể có cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị xử lý kỷ luật khiển trách vẫn có thể được xét đề nghị khen thưởng, nhưng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của tập thể đó phải thấp hơn một bậc so với các tập thể khác có cùng thành tích.
- Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung (trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung).
Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của một hình thức khen thưởng thì ưu tiên khen thưởng cá nhân nữ, tập thể có tỉ lệ nữ cao hơn.
- Thời gian đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước. Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian đề nghị khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước.
- Trường hợp tính số người, số tập thể kết quả là số thập phân thì được làm tròn số: Dưới 0,5 được tính là 0, từ 0,5 trở lên được tính là 1.
- Cấp nào chủ trì phát động thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề, khi tổng kết lựa chọn các điển hình, thì cấp đó khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng (đối với trường hợp thành tích xuất sắc, tiêu biểu, phạm vi ảnh hưởng rộng hơn cấp đó).
Công tác thi đua khen thưởng của Tòa án nhân dân (hình từ Internet)
Có những hình thức tổ chức thi đua nào trong Tòa án nhân dân?
Về hình thức tổ chức thi đua có nêu tại Điều 7 Thông tư 01/2018/TT-TANDTC như sau:
Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Đối tượng thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể; các tập thể trong cùng một cơ quan, đơn vị; các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc giống nhau hoặc gần giống nhau.
Tổ chức thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị hoặc theo Cụm thi đua để phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua, đăng ký thi đua.
Kết thúc năm công tác, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Trưởng Cụm thi đua tiến hành tổng kết và xét tặng các danh hiệu thi đua.
2. Thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, đơn vị.
Cơ quan, đơn vị chỉ phát động thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời gian thực hiện.
Thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề được tổ chức trong phạm vi cơ quan, đơn vị hoặc trong Tòa án nhân dân.
Khi tổ chức phong trào thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề có phạm vi toàn hệ thống Tòa án nhân dân trong thời gian từ 03 năm trở lên, Tòa án nhân dân tối cao gửi kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua về Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương để tổng hợp và hướng dẫn xét khen thưởng.
Theo đó, tổ chức thi đua trong Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo 02 hình thức:
- Thi đua thường xuyên: Là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị.
- Thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề: Là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, đơn vị.
Hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân gồm các hình thức nào hiện nay?
Về hình thức khen thưởng thì tại Điều 22 Thông tư 01/2018/TT-TANDTC quy định:
Các hình thức khen thưởng
1. Các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước
a) Huân chương: “Huân chương Sao vàng”; “Huân chương Hồ Chí Minh”; “Huân chương Độc lập” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; “Huân chương Lao động” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; “Huân chương Dũng cảm”; “Huân chương Hữu nghị”;
b) “Huy chương Hữu nghị”;
c) Danh hiệu vinh dự nhà nước: “Anh hùng Lao động”;
d) “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”;
đ) “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
Tiêu chuẩn khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và năm 2013); Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của của Luật thi đua, khen thưởng; Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ.
2. Các hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân
a) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”;
b) “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao”;
c) “Giấy khen”;
d) Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân: “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực”.
Theo đó, các hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân bao gồm:
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tòa án”;
- “Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao”;
- “Giấy khen”;
- Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân: “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?