Nguyên tắc sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào theo quy định pháp luật?
Nguyên tắc sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào?
Nguyên tắc sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể được quy định tại Điều 5 Nghị định 39/2024/NĐ-CP như sau:
- Việc sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể phải bảo đảm tuân thủ Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể;
- Không lợi dụng việc tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá, truyền dạy di sản, cộng đồng chủ thể di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật.
- Không lợi dụng di sản để thực hiện các hành vi, hoạt động phân biệt đối xử, kỳ thị văn hóa, dân tộc, vùng miền.
- Không xâm phạm, xúc phạm, xuyên tạc nội dung, ý nghĩa và giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.
- Không can thiệp làm thay đổi, sai lệch tập quán, tín ngưỡng, tính thiêng, những điều kiêng kỵ, bí quyết trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể.
- Không tạo sự ganh đua, tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột văn hóa giữa các cộng đồng, nhóm và cá nhân.
- Không ngăn cản cộng đồng chủ thể thực hành di sản, tiếp cận không gian và đồ vật trong thực hành di sản, hưởng lợi từ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
- Không lợi dụng hoạt động bảo vệ, phát huy để đi ngược lại quyền sáng tạo, thực hành và hưởng thụ văn hóa của cộng đồng chủ thể di sản.
Nguyên tắc sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phải đảo bảm những nguyên tắc gì?
Việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 39/2024/NĐ-CP phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm quyền và nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng chủ thể;
- Bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường;
- Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau;
- Bảo đảm tôn trọng quyền của các cộng đồng chủ thể trong việc quyết định những yếu tố cần được bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa phi vật thể và hình thức, mức độ cần được bảo vệ, phát huy;
- Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội;
- Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Lưu ý:
Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị định 39/2024/NĐ-CP, di sản văn hóa phi vật thể là di sản có nguy cơ mai một, thất truyền là di sản mà khả năng tồn tại, thực hành và trao truyền của di sản trong cộng đồng chủ thể đang bị ngăn cản hoặc đe dọa nghiêm trọng, khó có khả năng phục hồi và có thể bị biến mất.
Hoạt động nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể được quy định như thế nào?
Hoạt động nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể được quy định tại Điều 10 Nghị định 39/2024/NĐ-CP phải đảm bảo:
- Nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể gồm: nghiên cứu, nhận diện về các biểu đạt, giá trị, chủ thể, hiện trạng, quá trình trao truyền, thực hành, sáng tạo, tái sáng tạo, chức năng xã hội, yếu tố tác động, biện pháp bảo vệ và các nội dung khác nhằm làm sâu sắc hơn về di sản và về việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trong đời sống.
- Các cơ quan, tổ chức có chức năng, chuyên môn thực hiện nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể phải có sự đồng thuận của chủ thể di sản và cơ quan quản lý di sản trên địa bàn.
+ Các cá nhân thực hiện việc nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể phải có sự đồng thuận của chủ thể di sản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nghiên cứu của mình.
- Sản phẩm và báo cáo nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể do các cơ quan, tổ chức thực hiện phải được nghiệm thu, thông báo rộng rãi cho chủ thể di sản và đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.
- Sản phẩm và báo cáo nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân thực hiện có thể được số hóa và đưa vào cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?