Nguyên tắc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào? Phương thức khai thác là gì?
Nguyên tắc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào?
Theo Điều 4 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các nguyên tắc sau đây:
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; được thực hiện chế độ tính hao mòn tài sản và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật.
- Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản và phương thức khác theo quy định tại Nghị định này được thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trường hợp khai thác một phần của từng tài sản thì phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với phân tài sản còn lại.
- Khi thực hiện giao, khai thác, xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định này, trường hợp tài sản có liên quan đến quốc phòng xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng; trường hợp tài sản thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được xác định là tài sản có liên quan đến an ninh quốc gia và không phải có ý kiến của Bộ Công an; trường hợp tài sản không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia thì Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm xác định tại hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản.
- Trường hợp thực hiện khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Nghị định này mà làm ảnh hưởng đến các tài sản kết cấu hạ tầng khác có liên quan thì phải có ý kiến của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có liên quan đó và phải có giải pháp, xác định rõ trách nhiệm để khắc phục.
- Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo quy định; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Việc quản lý, sử dụng đối với đất gắn với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về giao thông đường bộ và pháp luật khác có liên quan.
+ Việc sử dụng quỹ đất để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện theo quy định của pháp luật về.
Nguyên tắc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như thế nào? Phương thức khai thác là gì? (hình từ internet)
Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì?
Theo Điều 12 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm:
- Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Trường hợp cần thiết thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức khác với các phương thức quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Nội dung chủ yếu của Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Mẫu số 02Đ tại Phụ lục kèm theo Nghị định này. Sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Theo Điều 6 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trung ương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở trung ương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc địa phương quản lý cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương, trừ tài sản quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm:
- Thủ tướng Chính phủ
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?