Nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về các khoản nợ áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô là gì?
Nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về các khoản nợ áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô là gì?
Nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về các khoản nợ chờ xử lý áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ cho vay chờ xử lý, bao gồm: các khoản nợ có tài sản đảm bảo nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm chờ xử lý; Các khoản nợ liên quan đến vụ án đang chờ xét xử;
- Tổ chức tài chính vi mô phải mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ cho vay theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng khách hàng vay, số đã trả;
- Tổ chức tài chính vi mô chuyển các khoản nợ cho vay đang theo dõi tại tài khoản 201, 251 sang theo dõi tại tài khoản này để chờ xử lý.
Nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về các khoản nợ áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô là gì? (Hình từ Internet)
Tài khoản kế toán về các khoản nợ chờ xử lý bao gồm những tài khoản cấp 2 nào?
Hệ thống tài khoản kế toán về các khoản nợ chờ xử lý của tổ chức tài chính vi mô theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 31/2019/TT-NHNN bao gồm những tài khoản cấp 2 sau:
+ Tài khoản 2811 - Các khoản nợ đã có tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm chờ xử lý
Tài khoản này để phản ánh các khoản nợ cho vay của khách hàng đã có tài sản bảo đảm nhận thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nhưng chưa hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tài chính vi mô (tài sản bảo đảm).
Bên Nợ: - Số nợ cho vay chờ xử lý tăng.
Bên Có: - Số nợ cho vay chờ xử lý giảm.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh số nợ cho vay chưa thu được đã có tài sản bảo đảm đang chờ xử lý.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có khoản nợ chờ xử lý.
+ Tài khoản 2812 - Các khoản nợ liên quan đến vụ án đang chờ xét xử
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ liên quan đến vụ án đang trong thời gian chờ xét xử của các cơ quan luật pháp. Tổ chức tài chính vi mô căn cứ hồ sơ vay nợ và các hồ sơ có liên quan để chuyển vào tài khoản này các khoản dư nợ liên quan tới vụ án đang chờ xét xử.
Bên Nợ: - Số nợ liên quan tới vụ án đang chờ xét xử tăng.
Bên Có: - Số nợ liên quan tới vụ án đang chờ xét xử giảm.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh số nợ liên quan tới vụ án đang chờ xét xử của các cơ quan luật pháp.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng có khoản nợ liên quan đến vụ án đang trong thời gian chờ xét xử.
Nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về cho vay bằng nguồn vốn ủy thác đối với tổ chức tài chính vi mô là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 251- Cho vay bằng nguồn vốn ủy thác
1. Nguyên tắc kế toán:
a) Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền TCTCVM cho khách hàng trong nước vay theo mục đích chỉ định bằng nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) TCTCVM phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản cho vay theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng khách hàng vay, số đã trả;
c) TCTCVM phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành đối với TCTCVM trong hoạt động cho vay như đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay, mục đích cho vay;
d) TCTCVM thực hiện phân loại nợ các khoản cho vay bằng nguồn vốn ủy thác và hạch toán kế toán các khoản vay đã phân loại theo nhóm nợ đảm bảo đúng quy định hiện hành việc phân loại nợ áp dụng cho TCTCVM.
Như vậy, nguyên tắc kế toán của tài khoản kế toán về cho vay bằng nguồn vốn ủy thác áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền tổ chức tài chính vi mô cho khách hàng trong nước vay theo mục đích chỉ định bằng nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản cho vay theo từng hợp đồng hoặc khế ước vay, theo kỳ hạn vay, thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng khách hàng vay, số đã trả;
- Phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành đối với tổ chức tài chính vi mô trong hoạt động cho vay như đối tượng cho vay, thời hạn cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay, mục đích cho vay;
- Thực hiện phân loại nợ các khoản cho vay bằng nguồn vốn ủy thác và hạch toán kế toán các khoản vay đã phân loại theo nhóm nợ đảm bảo đúng quy định hiện hành việc phân loại nợ áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?