Nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn phải đảm bảo yếu tố gì? Điều kiện áp dụng nguyên tắc?

Nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn phải đảm bảo yếu tố gì? Điều kiện áp dụng nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn là gì? Đơn vị nào có trách nhiệm tính toán theo nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn?

Nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn phải đảm bảo yếu tố gì?

Theo Điều 17 Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định như sau:

Nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn
1. Nguyên tắc huy động các nguồn điện phải đảm bảo các ràng buộc kỹ thuật để đảm bảo hệ thống điện vận hành liên tục, tin cậy và an toàn; bao gồm các yếu tố:
a) Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống điện như xử lý quá tải các thiết bị điện, đảm bảo chế độ điện áp, đảm bảo ổn định lưới điện, đáp ứng nhu cầu phụ tải đỉnh;
b) Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cung cấp nhiên liệu sơ cấp;
c) Yêu cầu bao tiêu của các nhà máy điện;
d) Yêu cầu cấp nước hạ du hoặc ràng buộc mức nước quy định trong quy trình liên hồ chứa.
...

Như vậy, nguyên tắc huy động các nguồn điện phải đảm bảo các ràng buộc kỹ thuật để đảm bảo hệ thống điện vận hành liên tục, tin cậy và an toàn; bao gồm các yếu tố:

- Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống điện như xử lý quá tải các thiết bị điện, đảm bảo chế độ điện áp, đảm bảo ổn định lưới điện, đáp ứng nhu cầu phụ tải đỉnh;

- Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cung cấp nhiên liệu sơ cấp;

- Yêu cầu bao tiêu của các nhà máy điện;

- Yêu cầu cấp nước hạ du hoặc ràng buộc mức nước quy định trong quy trình liên hồ chứa.

Nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn phải đảm bảo yếu tố gì? Điều kiện áp dụng nguyên tắc?

Nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn phải đảm bảo yếu tố gì? Điều kiện áp dụng nguyên tắc? (hình từ internet)

Điều kiện áp dụng nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn là gì?

Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định điều kiện áp dụng nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn bao gồm:

- Trong công tác lập kế hoạch vận hành: khi tổng lượng công suất phát ổn định thấp nhất hoặc công suất cần duy trì để đảm bảo các ràng buộc kỹ thuật của các tổ máy nhiệt điện nối lưới, công suất dự báo các nguồn năng lượng tái tạo, công suất các hồ chứa thủy điện đang xả hoặc đáp ứng nhu cầu cấp nước hạ du tại một miền, khu vực hoặc cả hệ thống điện trong chu kỳ giao dịch lớn hơn phụ tải miền cộng với giới hạn truyền tải liên kết miền hoặc phụ tải hệ thống dự báo;

- Trong công tác lập lịch: khi tổng lượng công suất các đơn vị phát điện gián tiếp giao dịch, công suất dự báo các nguồn năng lượng tái tạo và tổng công suất các nhà máy trực tiếp tham gia thị trường điện (bao gồm phần công suất chào giá sàn của các nhà máy thủy điện, công suất phát ổn định thấp nhất hoặc công suất cần duy trì để đảm bảo các ràng buộc kỹ thuật của các tổ máy nhiệt điện nối lưới) tại một miền, khu vực hoặc cả hệ thống điện trong chu kỳ giao dịch lớn hơn phụ tải miền cộng với giới hạn truyền tải liên kết miền hoặc phụ tải hệ thống dự báo.

Đơn vị nào có trách nhiệm tính toán theo nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn?

Theo Điều 52 Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định như sau:

Lập lịch huy động ngày tới
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập lịch huy động ngày tới. Lịch huy động ngày tới bao gồm:
1. Lịch huy động không ràng buộc, bao gồm:
a) Giá điện năng thị trường dự kiến trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới;
b) Thứ tự huy động các tổ máy phát điện trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới.
2. Lịch huy động ràng buộc, bao gồm:
a) Biểu đồ dự kiến huy động từng tổ máy trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới, giá biên từng miền trong từng chu kỳ giao dịch ngày tới;
b) Lịch ngừng, khởi động và trạng thái nối lưới dự kiến của từng tổ máy trong ngày tới;
c) Phương thức vận hành, sơ đồ kết dây dự kiến của hệ thống điện trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới;
d) Các thông tin cảnh báo (nếu có);
đ) Lượng công suất cho dịch vụ dự phòng điều khiển tần số thứ cấp của tổ máy phát điện.
3. Lập lịch huy động trong trường hợp quá tải, thừa nguồn: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán theo nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn quy định tại Điều 17 Thông tư này

Như vậy, đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán theo nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn quy định tại Điều 17 Thông tư 21/2024/TT-BCT.

Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được can thiệp thị trường điện trong trường hợp không đưa ra lịch huy động chu kỳ giao dịch không?

Theo Điều 63 Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định như sau:

Can thiệp thị trường điện
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được can thiệp thị trường điện trong các trường hợp sau:
a) Hệ thống đang vận hành trong chế độ khẩn cấp được quy định trong Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành;
b) Không thể đưa ra lịch huy động chu kỳ giao dịch tới tại thời điểm bắt đầu chu kỳ giao dịch.
2. Trong trường hợp can thiệp thị trường điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm huy động các tổ máy để đảm bảo các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Đảm bảo cân bằng được công suất phát và phụ tải;
b) Đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ điều khiển tần số thứ cấp;
c) Đáp ứng được yêu cầu về chất lượng điện áp.
d) Đảm bảo cấu hình nguồn tối thiểu để đảm bảo ổn định và quán tính hệ thống điện.
...

Như vậy, đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được can thiệp thị trường điện trong trường hợp không thể đưa ra lịch huy động chu kỳ giao dịch tới tại thời điểm bắt đầu chu kỳ giao dịch.

Nguyên tắc huy động nguồn điện
Sử dụng điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên tắc huy động nguồn điện khi xảy ra quá tải, thừa nguồn phải đảm bảo yếu tố gì? Điều kiện áp dụng nguyên tắc?
Pháp luật
Điện áp và tần số cho sử dụng điện phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào đối với chất lượng điện năng?
Pháp luật
Khách hàng sử dụng điện có được bồi thường thiệt hại khi bị điện giật trong quá trình sử dụng điện không?
Pháp luật
Hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Khách hàng sử dụng điện lớn có được đấu nối trực tiếp điện vào lưới điện truyền tải quốc gia không?
Pháp luật
Để đảm bảo an toàn trong sử dụng điện, cần lưu ý những gì khi sử dụng thiết bị điện trong sinh hoạt và sản xuất?
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm tra sử dụng điện áp dụng cho Kiểm tra viên điện lực của đơn vị bán buôn điện, đơn vị bán lẻ điện là mẫu nào? Hướng dẫn lập?
Pháp luật
Việc kiểm tra sử dụng điện được thực hiện bằng những hình thức nào? Nội dung kiểm tra sử dụng điện được quy định thế nào?
Pháp luật
Hoạt động điện lực được định nghĩa như thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?
Pháp luật
Kiểm tra sử dụng điện được thực hiện bằng những hình thức nào? Trình tự kiểm tra sử dụng điện theo kế hoạch được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nguyên tắc huy động nguồn điện
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
140 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nguyên tắc huy động nguồn điện Sử dụng điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nguyên tắc huy động nguồn điện Xem toàn bộ văn bản về Sử dụng điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào