Nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ được pháp luật quy định như thế nào?
- Nguyên tắc hoạt động chăn nuôi được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển là gì?
- Nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ là gì?
- Nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác là gì?
Nguyên tắc hoạt động chăn nuôi được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về nguyên tắc hoạt động chăn nuôi như sau:
Nguyên tắc hoạt động chăn nuôi
1. Phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Bảo tồn, khai thác và phát triển hợp lý nguồn gen giống vật nuôi bản địa, nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; tiếp thu nhanh tiến bộ di truyền giống của thế giới; kết hợp chăn nuôi hiện đại với chăn nuôi truyền thống; phát triển chăn nuôi phù hợp với vùng sinh thái.
4. Xã hội hóa hoạt động chăn nuôi; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân trong phát triển chăn nuôi; bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trong chăn nuôi.
5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, hoạt động chăn nuôi cần tuân thủ những nguyên tắc được quy định cụ thể nêu trên.
Nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi (Hình từ Internet)
Nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 69 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi như sau:
Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;
2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;
3. Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y;
4. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu như có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi; cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh; phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y đặc biệt là không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển là gì?
Căn cứ Điều 70 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển như sau:
Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyển
Tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi;
2. Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi;
3. Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Theo đó, khi vận chuyển vật nuôi thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện các yêu cầu như sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi; Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi và cũng không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ là gì?
Căn cứ Điều 71 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ như sau:
Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ
Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;
2. Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
3. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
Theo đó, cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu như có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ; hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi; có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
Nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác là gì?
Căn cứ Điều 72 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác như sau:
Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác
1. Vật nuôi sử dụng trong nghiên cứu khoa học và hoạt động khác phải được đối xử nhân đạo theo quy định tại các điều 69, 70 và 71 của Luật này.
2. Đối xử nhân đạo với vật nuôi phải tôn trọng, hài hòa với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.
Theo đó, vật nuôi được sử dụng trong nghiên cứu khóa học và hoạt động khác được đối xử nhân đạo theo quy định tại các điều 69, 70 và 71 nêu trên.
Việc đối xử nhân đạo với vật nuôi phải tôn trọng, hài hòa với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa truyền thống và được cộng đồng xã hội chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?