Nguyên tắc định danh và xác thực điện tử? Thông tin của cá nhân được tự động cập nhật vào hệ thống định danh và xác thực điện tử khi nào?
Nguyên tắc định danh và xác thực điện tử được quy định ra sao?
Định danh điện tử được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 69/2024/NĐ-CP là hoạt động đăng ký, đối soát, tạo lập và gắn danh tính điện tử với chủ thể danh tính điện tử.
Đồng thời, xác thực điện tử được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 69/2024/NĐ-CP là hoạt động xác thực, xác nhận, khẳng định, chứng nhận, cung cấp danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử hoặc thông tin khác thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh qua Hệ thống định danh và xác thực điện tử, nền tảng định danh và xác thực điện tử.
Theo đó, nguyên tắc định danh và xác thực điện tử được quy định tại Điều 4 Nghị định 69/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(2) Bảo đảm tính chính xác, công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(3) Bảo đảm an ninh, an toàn thiết bị, bảo mật dữ liệu khi thực hiện định danh và xác thực điện tử.
(4) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác và sử dụng danh tính điện tử phải bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
(5) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về định danh và xác thực điện tử phải được phát hiện, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
(6) Bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(7) Không được sử dụng tài khoản định danh điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật; xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(8) Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp trái phép vào hoạt động của hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Nguyên tắc định danh và xác thực điện tử? Thông tin của cá nhân được tự động cập nhật vào hệ thống định danh và xác thực điện tử khi nào? (Hình từ Internet)
Thông tin của cá nhân được tự động cập nhật vào hệ thống định danh và xác thực điện tử khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Cập nhật thông tin vào hệ thống định danh và xác thực điện tử
1. Thông tin của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác liên quan đến danh tính điện tử, thông tin đã tích hợp lên tài khoản định danh điện tử có sự thay đổi thì được tự động cập nhật vào hệ thống định danh và xác thực điện tử.
...
Như vậy, theo quy định trên, thông tin của cá nhân được tự động cập nhật vào hệ thống định danh và xác thực điện tử khi thông tin của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác liên quan đến danh tính điện tử, thông tin đã tích hợp lên tài khoản định danh điện tử có sự thay đổi.
Tài khoản định danh điện tử của công dân bị hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động khóa trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2024/NĐ-CP thì tài khoản định danh điện tử của công dân bị hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động khóa trong trường hợp căn cước điện tử của công dân bị khóa hoặc thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước hết thời hạn sử dụng.
Việc mở khóa tài khoản định danh điện tử được quy định như sau:
(1) Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động mở khóa tài khoản định danh điện tử khi không còn căn cứ khóa tài khoản định danh điện tử;
(2) Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền gửi Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất để tiếp nhận, xử lý;
(3) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được gửi Phiếu đề nghị khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử, căn cước điện tử của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền, đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi tiếp nhận đề nghị phải xem xét, chuyển đề nghị mở khóa tài khoản định danh điện tử đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an để xem xét, phê duyệt thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử;
(4) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện chuyển đến, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an xem xét, phê duyệt đối với trường hợp yêu cầu mở khóa tài khoản định danh điện tử quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 69/2024/NĐ-CP và thông báo tới cơ quan đề nghị mở khóa tài khoản định danh điện tử và chủ thể được mở khóa tài khoản.
Trường hợp từ chối mở khóa tài khoản định danh điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?