Nguyên liệu đơn trong chăn nuôi được công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung nào?
- Trong lĩnh vực chăn nuôi thì nguyên liệu đơn là gì?
- Nguyên liệu đơn trong chăn nuôi được công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn gồm những gì?
Trong lĩnh vực chăn nuôi thì nguyên liệu đơn là gì?
Căn cứ theo khoản 30 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Nguyên liệu đơn là các đơn chất ở dạng tự nhiên hoặc tổng hợp được dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Như vậy, nguyên liệu đơn là các đơn chất ở dạng tự nhiên hoặc tổng hợp được dùng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Nguyên liệu đơn là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên liệu đơn trong chăn nuôi được công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi khác
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ về sản phẩm thức ăn truyền thống, nguyên liệu đơn các nội dung sau đây:
a) Tên sản phẩm;
b) Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
2. Thức ăn chăn nuôi không phải công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:
a) Thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ là thức ăn chăn nuôi do cơ sở tự phối trộn để dùng cho nhu cầu chăn nuôi của cơ sở, không được trao đổi và mua bán trên thị trường;
b) Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng là thức ăn chăn nuôi sản xuất theo đơn đặt hàng giữa cơ sở đặt hàng với nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi, chỉ được sử dụng trong nội bộ của cơ sở đặt hàng, không được trao đổi và mua bán trên thị trường;
c) Thức ăn chăn nuôi khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ về nguyên liệu đơn các nội dung sau đây:
- Tên sản phẩm;
- Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
Và thức ăn chăn nuôi không phải công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:
- Thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ là thức ăn chăn nuôi do cơ sở tự phối trộn để dùng cho nhu cầu chăn nuôi của cơ sở, không được trao đổi và mua bán trên thị trường;
- Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng là thức ăn chăn nuôi sản xuất theo đơn đặt hàng giữa cơ sở đặt hàng với nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi, chỉ được sử dụng trong nội bộ của cơ sở đặt hàng, không được trao đổi và mua bán trên thị trường;
- Thức ăn chăn nuôi khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng được quy định như sau:
a) Cục Chăn nuôi cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung; cơ sở sản xuất đồng thời thức ăn bổ sung và thức ăn chăn nuôi khác; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu theo đề nghị của bên nhập khẩu;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 01.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh điều kiện sản xuất theo Mẫu số 02.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất theo Mẫu số 03.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 01.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP.
- Bản thuyết minh điều kiện sản xuất theo Mẫu số 02.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 46/2022/NĐ-CP.
- Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất theo Mẫu số 03.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP.
- Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?