Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có bao gồm nguồn vốn tài trợ từ các nhà tài trợ không?
- Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có bao gồm nguồn vốn tài trợ từ các nhà tài trợ không?
- Phương thức đóng góp vốn thành lập của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có được thể hiện trong Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không?
- Vốn thành lập có phải là một loại vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô?
Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có bao gồm nguồn vốn tài trợ từ các nhà tài trợ không?
Theo căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm cụ thể như sau:
1. Có vốn thành lập bằng Đồng Việt Nam không thấp hơn 10 tỷ đồng. Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
a) Vốn góp của cá nhân là thành viên sáng lập. Thành viên sáng lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
b) Hỗ trợ của tổ chức đại diện thành viên;
c) Tài trợ từ các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án;
d) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
2. Nhân sự dự kiến làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định này.
3. Dự thảo điều lệ phù hợp với mục tiêu hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều 8 Nghị định này.
...
Như vậy, nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có bao gồm nguồn vốn tài trợ từ các nhà tài trợ.
Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có bao gồm nguồn vốn tài trợ từ các nhà tài trợ không? (Hình từ internet).
Phương thức đóng góp vốn thành lập của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có được thể hiện trong Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không?
Theo căn cứ tại điểm i khoản 1 Điều 8 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
1. Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm tối thiểu những nội dung sau đây:
...
g) Các trường hợp tổ chức đại hội thành viên bất thường (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân);
h) Trình tự, thủ tục tiến hành Đại hội thành viên và thông qua Nghị quyết tại Đại hội thành viên; tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bầu đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân);
i) Vốn thành lập của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; phương thức đóng góp vốn; phương thức, nguyên tắc hoàn trả vốn thành lập được hỗ trợ từ tổ chức đại diện thành viên (nếu có);
k) Quy chế tài chính; các nguyên tắc quyết định việc tăng, giảm phí bảo hiểm; phương thức sử dụng kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
l) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
m) Nguyên tắc, thứ tự phân chia tài sản trong trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giải thể;
...
Như vậy, phương thức đóng góp vốn thành lập của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là một nội dung có trong Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Vốn thành lập có phải là một loại vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô?
Theo căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 36 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
1. Vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm:
a) Vốn thành lập;
b) Quỹ dự trữ bắt buộc;
c) Kết quả hoạt động chưa sử dụng.
2. Trong suốt quá trình hoạt động, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bảo đảm duy trì mức vốn hoạt động không thấp hơn mức vốn thành lập tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thường xuyên đánh giá lại vốn hoạt động. Trường hợp vốn hoạt động chưa đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải báo cáo ngay Bộ Tài chính phương án, thời hạn thực hiện tăng vốn thành lập. Việc tăng vốn thành lập phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
a) Việc tăng vốn thành lập được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam;
b) Không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn thành lập;
c) Nguồn tăng vốn thành lập bao gồm các nguồn quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
...
Như vậy, vốn thành lập của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là một loại vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?