Nguồn thu thập thông tin trong quản lý rủi ro thuế được quy định như thế nào? Thu thập thông tin trong quản lý rủi ro thuế bao gồm những hình thức nào?
Nguồn thu thập thông tin trong quản lý rủi ro thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định nguồn thu thập thông tin trong quản lý rủi ro thuế được quy định như sau:
Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro
1. Nguồn thu thập thông tin
a) Từ hệ thống thông tin trong cơ quan thuế;
b) Từ phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan trong việc trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý thuế;
c) Từ phối hợp trao đổi thông tin với cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Tiếp nhận thông tin của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân cung cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Thông tin liên quan đến hoạt động của người nộp thuế thu thập được trong quá trình quản lý thuế;
e) Mua thông tin theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;
g) Tiếp nhận thông tin liên quan đến thuế từ nước ngoài, tổ chức quốc tế cung cấp theo nghĩa vụ tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
h) Từ các nguồn thông tin có liên quan khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, nguồn thu thập thông tin trong quản lý rủi ro thuế được quy định như trên.
Thu thập thông tin trong quản lý rủi ro thuế (Hình từ Internet)
Thu thập thông tin trong quản lý rủi ro thuế bao gồm những hình thức nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định thu thập thông tin quản lý rủi ro thuế như sau:
Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro
...
2. Hình thức thu thập thông tin
a) Cung cấp, trao đổi dưới dạng dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử (e-mail), trao đổi qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế; tin nhắn và cuộc gọi đến số điện thoại được cơ quan thuế công bố chính thức;
b) Cung cấp, trao đổi bằng văn bản, điện tín, điện báo, fax, tài liệu giấy;
c) Trao đổi trực tiếp trên cơ sở biên bản ghi nhận, có xác nhận của các bên liên quan; cử đại diện làm việc, xác minh, thu thập thông tin, tài liệu; tổ chức hội nghị và các hình thức khác.
...
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc thu thập thông tin trong quản lý rủi ro thuế bao gồm những hình thức sau đây:
- Cung cấp, trao đổi dưới dạng dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử (e-mail), trao đổi qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế; tin nhắn và cuộc gọi đến số điện thoại được cơ quan thuế công bố chính thức;
- Cung cấp, trao đổi bằng văn bản, điện tín, điện báo, fax, tài liệu giấy;
- Trao đổi trực tiếp trên cơ sở biên bản ghi nhận, có xác nhận của các bên liên quan; cử đại diện làm việc, xác minh, thu thập thông tin, tài liệu; tổ chức hội nghị và các hình thức khác.
Việc xử lý thông tin thu thập trong quản lý rủi ro thuế được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định xử lý thông tin thu thập trong quản lý rủi ro thuế như sau:
Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro
...
3. Xử lý thông tin thu thập
a) Đánh giá mức độ liên quan của thông tin với nhu cầu, mục đích sử dụng thông tin; xem xét độ tin cậy, tính chính xác của thông tin;
b) Phân loại, sắp xếp, lưu trữ thông tin từ các nguồn theo từng nhóm thông tin phục vụ khai thác, phân tích thông tin;
c) Phân tích thông tin, xem xét, phát hiện các yếu tố cấu thành nội dung thông tin phục vụ quản lý rủi ro;
d) Tổng hợp, liên kết các yếu tố có liên quan được phát hiện qua phân tích để làm rõ nội dung, giá trị của thông tin được thu thập phục vụ phân loại mức độ rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Như vậy, xử lý thông tin thu thập trong quản lý rủi ro thuế bao gồm:
- Đánh giá mức độ liên quan của thông tin với nhu cầu, mục đích sử dụng thông tin; xem xét độ tin cậy, tính chính xác của thông tin;
- Phân loại, sắp xếp, lưu trữ thông tin từ các nguồn theo từng nhóm thông tin phục vụ khai thác, phân tích thông tin;
- Phân tích thông tin, xem xét, phát hiện các yếu tố cấu thành nội dung thông tin phục vụ quản lý rủi ro;
- Tổng hợp, liên kết các yếu tố có liên quan được phát hiện qua phân tích để làm rõ nội dung, giá trị của thông tin được thu thập phục vụ phân loại mức độ rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa nào được gia hạn thời gian quá cảnh tại Việt Nam? Thời gian quá cảnh hàng hóa phải chịu sự giám sát của ai?
- Môn Toán học lớp 9: Nội dung cần nắm về Phương trình và hệ phương trình theo quy định pháp luật là gì?
- Hồ sơ mời thầu có phải quy định về đồng tiền dự thầu không? Hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu trong nước được phát hành ở đâu?
- Trước khi kiểm tra trực tiếp tại nước xuất khẩu, Tổng cục Hải quan có phải thông báo kế hoạch kiểm tra không?
- Mức thuế chống bán phá giá tạm thời có được phép vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ không?