Nguồn phóng xạ kín là gì? Các cuộc thanh tra định kỳ đối với nguồn phóng xạ kín được quy định như thế nào?

Nguồn phóng xạ kín là gì? Nguồn phóng xạ kín phải đảm bảo những yêu cầu nào? Các cuộc thanh tra định kỳ đối với nguồn phóng xạ kín được quy định như thế nào? Thắc mắc đến từ bạn L.H ở Vũng Tàu. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn!

Nguồn phóng xạ kín là gì?

Nguồn phóng xạ kín được giải thích theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7443:2004 (ISO 9978: 1992) cụ thể:

Nguồn phóng xạ kín (Sealed radioactive source)

Vật liệu phóng xạ được bọc kín trong một hoặc vài lớp vỏ bọc và/hoặc kết hợp với một vật liệu mà nó gắn chặt vào vỏ bọc hay vật liệu gắn chặt đó phải đủ bền để giữ không rò rỉ nguồn kín trong các điều kiện sử dụng hay quá trình hao mòn mà nó được thiết kế.

CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ "Nguồn kín" được sử dụng tắt thay cho “Nguồn phóng xạ kín".

Nguồn phóng xạ kín

Nguồn phóng xạ kín (Hình từ Internet)

Nguồn phóng xạ kín phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Yêu cầu của nguồn phóng xạ kín theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7443:2004 (ISO 9978: 1992) cụ thể:

Các thử nghiệm trong tiêu chuẩn này phải được thực hiện bởi những người có thẩm quyền và trình độ chuyên môn và đã được đào tạo thích hợp về an toàn bức xạ.

Tùy theo dạng kiểm soát và loại nguồn kín, ít nhất một trong các thử nghiệm được mô tả trong điều 5 và điều 6 cần được thực hiện (xem phụ lục A để chọn thử nghiệm)

Tuy nhiên, trong trường hợp một thử nghiệm đặc biệt không được mô tả trong tiêu chuẩn này được thực hiện (xem điều 1), người sử dụng cần chứng minh phương pháp được dùng ít nhất có hiệu quả như phương pháp tương ứng cho trong tiêu chuẩn này.

Cần lưu ý rằng trong thực tế thường tiến hành nhiều hơn một kiểu thử nghiệm rò rỉ và cũng thực hiện việc thử nghiệm lau cuối cùng cho việc kiểm tra sự nhiễm xạ.

Trong kết luận của phép thử nghiệm, nguồn kín phải được coi là không rò rỉ nếu nó tuân thủ các giá trị giới hạn nêu trong Bảng 1.

Nếu không có sự phù hợp trực tiếp giữa các mức đo của các phương pháp đo khác nhau thì kết quả sẽ phụ thuộc vào qui trình và thiết bị đo.

Các cuộc thanh tra định kỳ đối với nguồn phóng xạ kín được quy định như thế nào?

Các cuộc thanh tra định kỳ đối với nguồn phóng xạ kín theo Phụ lục A Hướng dẫn lựa chọn thử nghiệm cần tiến hành tùy theo dạng kiểm soát và loại nguồn phóng xạ kín ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7443:2004 (ISO 9978: 1992) cụ thể:

Các cuộc thanh tra định kỳ
Rõ ràng là cần thiết phải thử nghiệm định kỳ các nguồn phóng xạ vào những thời điểm nhất định sau khi chúng được nhà sản xuất cung cấp nhằm chắc chắn chúng không phát sinh ra bất cứ một chỗ rò rỉ nào. Ở nhiều nước đã có những quy định luật pháp xác định tần suất của các thử nghiệm. Khoảng thời gian giữa các thử nghiệm có thể thay đổi tùy thuộc vào loại và thiết kế của nguồn phóng xạ kín cũng như môi trường làm việc.
Những thử nghiệm này không nhất thiết phải giống với các thử nghiệm được coi là thích hợp để thực hiện trong quá trình sản xuất. Điều quan trọng là phải tính đến những điều kiện ứng dụng của nguồn phóng xạ kín và mọi rủi ro cụ thể mà nguồn có thể gặp phải trong suốt thời gian làm việc của mình.
Như vậy có một số điều kiện có thể gặp phải trong thực tế khi xem xét đến các thử nghiệm định kỳ:
a) Nguồn phóng xạ kín chỉ có thể được thử nghiệm ngay tại hiện trường nơi nó được sử dụng và có khả năng tiến hành thử nghiệm lau trên phần gần nhất có thể tiếp cận được. Trong trường hợp này, việc thử nghiệm lau (5.3) được chọn. Việc kiểm tra bằng mắt thường đối với nguồn phóng xạ kín cũng được tiến hành nếu có thể được.
b) Nguồn chỉ có thể được thử nghiệm ngay tại nơi nó được sử dụng nhưng việc tiếp cận trực tiếp với nguồn là không thể được hoặc không nên do nó gây nên sự chiếu xạ không được luận chứng đối với người thực hiện việc thử nghiệm, ví dụ: với những nguồn xạ trị hoạt độ cao hay những nguồn khác được bảo vệ trong hộp đựng nguồn. Trong trường hợp này, cần tiến hành thử nghiệm kiểm tra độ sạch trên phần gần nhất có thể tiếp cận được.

Theo đó, các cuộc thanh tra định kỳ đối với nguồn phóng xạ kín được quy định như sau:

Rõ ràng là cần thiết phải thử nghiệm định kỳ các nguồn phóng xạ vào những thời điểm nhất định sau khi chúng được nhà sản xuất cung cấp nhằm chắc chắn chúng không phát sinh ra bất cứ một chỗ rò rỉ nào. Ở nhiều nước đã có những quy định luật pháp xác định tần suất của các thử nghiệm. Khoảng thời gian giữa các thử nghiệm có thể thay đổi tùy thuộc vào loại và thiết kế của nguồn phóng xạ kín cũng như môi trường làm việc.

Những thử nghiệm này không nhất thiết phải giống với các thử nghiệm được coi là thích hợp để thực hiện trong quá trình sản xuất. Điều quan trọng là phải tính đến những điều kiện ứng dụng của nguồn phóng xạ kín và mọi rủi ro cụ thể mà nguồn có thể gặp phải trong suốt thời gian làm việc của mình.

Như vậy có một số điều kiện có thể gặp phải trong thực tế khi xem xét đến các thử nghiệm định kỳ:

- Nguồn phóng xạ kín chỉ có thể được thử nghiệm ngay tại hiện trường nơi nó được sử dụng và có khả năng tiến hành thử nghiệm lau trên phần gần nhất có thể tiếp cận được. Trong trường hợp này, việc thử nghiệm lau (5.3) được chọn. Việc kiểm tra bằng mắt thường đối với nguồn phóng xạ kín cũng được tiến hành nếu có thể được.

- Nguồn chỉ có thể được thử nghiệm ngay tại nơi nó được sử dụng nhưng việc tiếp cận trực tiếp với nguồn là không thể được hoặc không nên do nó gây nên sự chiếu xạ không được luận chứng đối với người thực hiện việc thử nghiệm, ví dụ: với những nguồn xạ trị hoạt độ cao hay những nguồn khác được bảo vệ trong hộp đựng nguồn. Trong trường hợp này, cần tiến hành thử nghiệm kiểm tra độ sạch trên phần gần nhất có thể tiếp cận được.

Nguồn phóng xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nguồn phóng xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân bị thất lạc thì xử lý như thế nào? Nếu có vật thể bị nhiễm xạ thì sẽ xử lý ra sao?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân được đảm bảo an ninh như thế nào? Chất thải phóng xạ đã qua sử dụng được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Có bắt buộc điều kiện hóa đối với nguồn phóng xạ đã qua sử dụng hay không? Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng được điều kiện hóa cần đáp ứng những gì?
Pháp luật
Chủ nguồn phóng xạ quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng bằng cách nào? Hồ sơ quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng là gì? Nguyên tắc quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở y tế có sinh viên thực tập chăm sóc người bệnh được điều trị bằng nguồn phóng xạ có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ thì tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ gồm những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ bao lâu thì được cấp giấy phép?
Pháp luật
Để thực hiện thủ tục cấp giấy phép vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Cơ quan nào thực hiện thủ tục cấp giấy phép để tiến hành công việc lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nguồn phóng xạ
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
658 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nguồn phóng xạ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào