Nguồn nước cho hoạt động cấp nước được sử dụng như thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động cấp nước?

Hoạt động cấp nước được hiểu như thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động cấp nước? Ngoài ra, nguồn nước cho hoạt động cấp nước được sử dụng như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Tú Hằng - Phú Quốc.

Hoạt động cấp nước được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch quy định như sau:

Hoạt động cấp nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành, bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch và sử dụng nước.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động cấp nước?

Tại Điều 10 Nghị định 117/2007/NĐ-CP quy định cụ thể:

Các hành vi bị cấm trong hoạt động cấp nước
1. Phá hoại các công trình, trang thiết bị cấp nước.
2. Vi phạm các quy định về bảo vệ khu vực an toàn giếng nước ngầm, nguồn nước mặt phục vụ cấp nước.
3. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nước thô, đường ống truyền tải nước sạch, các công trình kỹ thuật và mạng lưới cấp nước.
4. Cản trở việc kiểm tra, thanh tra hoạt động cấp nước.
5. Trộm cắp nước.
6. Gây ô nhiễm nước sạch chưa sử dụng.
7. Cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cấp nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây phiền hà, sách nhiễu các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cấp nước.
9. Đơn vị cấp nước cung cấp nước sạch cho mục đích sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
10. Các hành vi phát tán chất độc hại và các bệnh truyền nhiễm, bệnh dễ lây lan.
11. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cấp nước.

Theo đó, các hành vi bị cấm trong hoạt động cấp nước bao gồm:

- Phá hoại các công trình, trang thiết bị cấp nước.

- Vi phạm các quy định về bảo vệ khu vực an toàn giếng nước ngầm, nguồn nước mặt phục vụ cấp nước.

- Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nước thô, đường ống truyền tải nước sạch, các công trình kỹ thuật và mạng lưới cấp nước.

- Cản trở việc kiểm tra, thanh tra hoạt động cấp nước.

- Trộm cắp nước.

- Gây ô nhiễm nước sạch chưa sử dụng.

- Cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cấp nước.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây phiền hà, sách nhiễu các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động cấp nước.

- Đơn vị cấp nước cung cấp nước sạch cho mục đích sinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Các hành vi phát tán chất độc hại và các bệnh truyền nhiễm, bệnh dễ lây lan.

- Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cấp nước.

Hoạt động cấp nước

Hoạt động cấp nước (Hình từ internet)

Nguồn nước cho hoạt động cấp nước được sử dụng như thế nào?

Theo Điều 5 Nghị định 117/2007/NĐ-CP quy định như sau:

Sử dụng nguồn nước cho hoạt động cấp nước
1. Các cấp chính quyền, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hoặc phá hoại nguồn nước.
2. Trường hợp nguồn nước hạn chế do điều kiện tự nhiên hoặc hạn hán kéo dài, thiên tai, chiến tranh, việc cung cấp nguồn nước thô cho cấp nước sinh hoạt được ưu tiên hàng đầu.
3. Khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý; phối hợp sử dụng nguồn nước mặt và nước ngầm để cung cấp nước trên cơ sở quy hoạch khai thác tài nguyên nước, quy hoạch cấp nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Các Bộ, ngành có liên quan tiến hành điều tra, khảo sát, lập và quản lý bộ dữ liệu đầy đủ về nguồn nước phục vụ cho cấp nước. Cơ quan quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm xây dựng quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước và cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cấp nước; đơn vị khai thác, sử dụng nguồn nước để cấp nước có trách nhiệm xây dựng đới phòng hộ vệ sinh khu vực khai thác nước trình cơ quan có thẩm quyền quyết định, bảo vệ nguồn nước, môi trường tại khu vực khai thác và cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu về việc khai thác, sử dụng nước theo quy định của pháp luật.

Như vậy, sử dụng nguồn nước cho hoạt động cấp nước như sau:

- Các cấp chính quyền, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hoặc phá hoại nguồn nước.

- Trường hợp nguồn nước hạn chế do điều kiện tự nhiên hoặc hạn hán kéo dài, thiên tai, chiến tranh, việc cung cấp nguồn nước thô cho cấp nước sinh hoạt được ưu tiên hàng đầu.

- Khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý; phối hợp sử dụng nguồn nước mặt và nước ngầm để cung cấp nước trên cơ sở quy hoạch khai thác tài nguyên nước, quy hoạch cấp nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Các Bộ, ngành có liên quan tiến hành điều tra, khảo sát, lập và quản lý bộ dữ liệu đầy đủ về nguồn nước phục vụ cho cấp nước. Cơ quan quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm xây dựng quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước và cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cấp nước; đơn vị khai thác, sử dụng nguồn nước để cấp nước có trách nhiệm xây dựng đới phòng hộ vệ sinh khu vực khai thác nước trình cơ quan có thẩm quyền quyết định, bảo vệ nguồn nước, môi trường tại khu vực khai thác và cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu về việc khai thác, sử dụng nước theo quy định của pháp luật.

Nước sạch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nước sạch phục vụ sản xuất kinh doanh có chịu thuế GTGT không? Nếu có thì căn cứ tính thuế GTGT là gì?
Pháp luật
Thông báo cúp nước tại TP.HCM hai ngày cuối tuần 16/12 và 17/12 năm 2023? Những khu vực nào sẽ bị cúp nước vào hai ngày cuối tuần?
Pháp luật
QCVN 01-1:2018/BYT quy định chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt? Nước sạch dùng cho sinh hoạt là nước như thế nào?
Pháp luật
Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước như thế nào? Tần suất thử nghiệm định kỳ đối với các thông số chất lượng nước sạch là bao lâu?
Pháp luật
Nước an toàn hộ gia đình khu vực nông thôn cần đáp ứng điều kiện gì về công trình, thiết bị, dụng cụ thu, trữ?
Pháp luật
Xác định giá nước sạch có được có lợi nhuận hay không? Ở đô thị loại 1 thì khung giá nước sạch hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Xác định giá nước sạch dựa trên những nguyên tắc nào? Khung giá nước sạch hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khung giá nước sạch sinh hoạt ở đô thị loại 2 là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện hành? Việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sản lượng nước sản xuất và sản lượng nước hao hụt để xác định giá thành của 01 mét khối nước sạch được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công thức xác định tổng chi phí sản xuất và kinh doanh nước sạch có bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nước sạch
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
3,771 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nước sạch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nước sạch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào