Nguồn kinh phí chữa cháy rừng lấy từ đâu? Mức chi kinh phí chữa cháy rừng được tính như thế nào?
Nguồn kinh phí chữa cháy rừng lấy từ đâu?
Theo khoản 3 Điều 20 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh phí chữa cháy rừng
...
3. Nguồn kinh phí:
a) Kinh phí cho các khoản quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này được sử dụng nguồn dự phòng ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Phòng, chống thiên tai và các nguồn lực tài chính hợp pháp khác theo thẩm quyền;
b) Căn cứ vào hoạt động chữa cháy rừng và các chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cấp kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương và nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý các nhu cầu kinh phí cho chữa cháy rừng trên địa bàn ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt;
c) Căn cứ vào hoạt động chữa cháy rừng và các chế độ, chính sách, các bộ, ngành quyết định cấp kinh phí từ nguồn ngân sách của Bộ và nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý các nhu cầu kinh phí cho chữa cháy rừng đối với diện tích rừng do các bộ, ngành quản lý và đối với các đơn vị trực thuộc được huy động tham gia chữa cháy rừng ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt.
4. Cấp có thẩm quyền quyết định điều động, huy động lực lượng tham gia chữa cháy rừng có trách nhiệm thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng do cấp huy động. Chủ rừng có trách nhiệm thanh toán kinh phí từ nguồn kinh phí của đơn vị cho lực lượng do chủ rừng huy động.
Như vậy, nguồn kinh phí chữa cháy rừng được lấy từ các nguồn sau:
- Nguồn dự phòng ngân sách nhà nước;
- Nguồn lực tài chính hợp pháp khác;
- Nguồn ngân sách của địa phương và nguồn tài chính hợp pháp khác.
Nguồn kinh phí chữa cháy rừng lấy từ đâu? Mức chi kinh phí chữa cháy rừng được tính như thế nào? (hình từ internet)
Mức chi kinh phí chữa cháy rừng được tính như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh phí chữa cháy rừng
...
2. Nội dung và mức chi:
a) Chi tiền ăn đối với các lực lượng và những người tham gia chữa cháy rừng (bao gồm cả người hưởng lương và người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) theo lệnh điều động, huy động của người có thẩm quyền tối đa bằng 0,4 ngày lương tối thiểu vùng/suất ăn;
b) Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy rừng và phục vụ chữa cháy rừng theo lệnh điều động, huy động được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Thời gian chữa cháy rừng được tính kể từ khi người tham gia chữa cháy rừng nhận được lệnh điều động, huy động tham gia chữa cháy đến khi đám cháy được dập tắt và có thông báo kết thúc thời gian chữa cháy của người có thẩm quyền huy động;
Khi chữa cháy rừng ở cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được cấp huy động bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về theo quy định chế độ công tác của Bộ Tài chính; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
c) Chi cho việc mua nước uống cho người tham gia chữa cháy rừng, mua nhiên liệu (xăng, dầu), sửa chữa, bồi thường thiệt hại khi phương tiện, thiết bị được huy động, thuê để chữa cháy rừng. Đối với phương tiện, thiết bị của chủ sở hữu (trừ chủ rừng) được huy động tham gia chữa cháy rừng được thanh toán chi phí nhiên liệu, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại (nếu bị hư hỏng) theo quy định hiện hành.
...
Như vậy, chi tiền ăn đối với các lực lượng và những người tham gia chữa cháy rừng tối đa bằng 0,4 ngày lương tối thiểu vùng/suất ăn.
- Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy rừng và phục vụ chữa cháy rừng theo lệnh điều động, huy động được hưởng chế độ Điều 34 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP
+ Khi chữa cháy rừng ở cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hằng ngày thì được cấp huy động bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về theo quy định chế độ công tác của Bộ Tài chính; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
+ Chi cho việc mua nước uống cho người tham gia chữa cháy rừng, mua nhiên liệu (xăng, dầu), sửa chữa, bồi thường thiệt hại khi phương tiện, thiết bị được huy động, thuê để chữa cháy rừng. Đối với phương tiện, thiết bị của chủ sở hữu (trừ chủ rừng) được huy động tham gia chữa cháy rừng được thanh toán chi phí nhiên liệu, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại (nếu bị hư hỏng)
Nguyên tắc đầu tư trong lâm nghiệp là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đầu tư trong lâm nghiệp như sau:
- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; cấp kinh phí bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng phù hợp với khả năng cân đối vốn từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch trung hạn và hằng năm.
- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tự đầu tư, huy động vốn hợp pháp để thực hiện dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?