Nguồn gốc ra đời của nhà nước theo học thuyết Mác-Lê-nin? Quyền lực nhà nước là thống nhất theo Hiến pháp?

Nguồn gốc ra đời của nhà nước là gì? Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp hay dân chủ đại diện? Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam là cơ quan nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Nhà nước và pháp luật là gì? Nguồn gốc ra đời của nhà nước theo học thuyết Mác-Lê-nin?

Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội, lịch sử của xã hội có giai cấp, tương thích với từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người, tồn tại, hoạt động, phát huy hiệu quả một kiểu nhà nước nhất định với một bản chất giai cấp, vai trò, sứ mệnh lịch sử nhất định. Lịch sử nhà nước và pháp luật có thể nghiên cứu trong những quy mô, phạm vi khác nhau.

Nguồn gốc ra đời của nhà nước theo học thuyết Mác-Lê-nin

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin về nguồn gốc ra đời và bản chất của nhà nước được thể hiện rõ trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ph. Ăng-ghen và tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" của V. I. Lê-nin. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin:

- Nhà nước xuất hiện là mang tính khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.

- Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, với các tiền đề về kinh tế (tư hữu xuất hiện), tiền đề về xã hội (xã hội phân chia thành các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau về lợi ích, mâu thuẫn về lợi ích không thể tự điều hoà được).

- Về bản chất của nhà nước, theo Lê-nin, "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện".

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn gốc ra đời của nhà nước là gì? Nội dung tóm tắt môn lý luận nhà nước và pháp luật trình độ trung cấp chuyên nghiệp?

Nguồn gốc ra đời của nhà nước theo học thuyết Mác-Lê-nin? Quyền lực nhà nước là thống nhất theo Hiến pháp? (Hình từ Internet)

Quyền lực nhà nước là thống nhất theo Hiến pháp 2013?

Theo quy định tại Điều 2 Hiến pháp 2013 có quy định:

Điều 2.
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Theo đó, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Nhân dân Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp hay dân chủ đại diện?

Theo quy định tại Điều 6 Hiến pháp 2013 có quy định:

Điều 6.
Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì nhân dân Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp và bằng dân chủ đại diện. Trong đó, thực hiện bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Bên cạnh đó, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.

Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam là?

Căn cứ theo Điều 69 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:

Điều 69.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Theo đó, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 70 Luật Hiến Pháp 2013. Cụ thể:

- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

- Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;

- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.

Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp;

- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

- Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;

- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

- Quyết định đại xá;

- Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

- Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;

- Quyết định trưng cầu ý dân.

Lý luận nhà nước và pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguồn gốc ra đời của nhà nước theo học thuyết Mác-Lê-nin? Quyền lực nhà nước là thống nhất theo Hiến pháp?
Pháp luật
Vai trò của môn học lý luận nhà nước và pháp luật là gì? Có phải môn học bắt buộc tại các cơ sở hệ đại học?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lý luận nhà nước và pháp luật
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
197 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lý luận nhà nước và pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lý luận nhà nước và pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào