Nguồn đóng góp tự nguyện có thể dùng vào mục đích hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được hay không?

Theo tôi được biết, pháp luật có quy định về việc các tổ chức, cá nhân được phép hình thành nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ cho những trường hợp khó khăn vì chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Tôi muốn hỏi ngoài mục đích này, nguồn đóng góp tự nguyện nói trên còn được dùng vào việc gì nữa hay không? Vì ở huyện tôi có vài trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, nên hiện chính quyền đang muốn dùng nguồn đóng góp tự nguyện đó để hỗ trợ cho họ. Không biết điều này có được không?

Được phép dùng nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo hay không?

Tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 93/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

"1. Nghị định này quy định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo."

Có thể thấy, ngoài mục đích hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước còn được sử dụng để hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Quy trình phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được thực hiện cụ thể theo quy định của pháp luật.

Dùng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo

Được phép dùng nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo hay không?

Quá trình vận động, tiếp nhận và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 22 và Điều 23 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân tham gia vận động, tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo như sau:

- Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế, quỹ từ thiện, tổ chức có tư cách pháp nhân và các cá nhân vận động, đóng góp để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo theo từng trường hợp cụ thể.

- Cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế, quỹ từ thiện và tổ chức có tư cách pháp nhân mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để tiếp nhận tiền đóng góp tự nguyện và hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; thực hiện công khai số tiền huy động được, số tiền đã hỗ trợ các bệnh nhân, số tiền còn lại chưa sử dụng (nếu có) trên các phương tiện truyền thông hoặc niêm yết tại trụ sở làm việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cư trú biết.

- Cá nhân tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện và sử dụng để hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Cá nhân tổng hợp đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và thực hiện công khai trên các phương tiện truyền thông.

- Các khoản đóng góp tự nguyện do tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận và sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo không tổng hợp vào ngân sách nhà nước. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị vận động, tiếp nhận và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có trách nhiệm phản ánh việc tiếp nhận, sử dụng vào báo cáo tài chính của tổ chức, cơ quan, đơn vị theo quy định hiện hành.

Chi phí thực hiện hoạt động vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được lấy từ đâu?

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, chi phí cho các hoạt động vận động đóng góp, tiếp nhận, phân phối được quy định như sau:

- Chi phí phát sinh trong việc vận động đóng góp, tiếp nhận, phân phối hiện vật đóng góp tự nguyện, chuyển tiền hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng từ kinh phí hoạt động của tổ chức.

- Chi phí cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện do cá nhân đứng ra vận động tự chi trả. Trường hợp được các tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì được chi từ nguồn đóng góp tự nguyện, nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này.

Có thể thấy, tổ chức, cá nhân không được phép tự ý sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để chi trả cho chi phí thực hiện hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện và chi phí phát sinh từ hoạt động này. Trường hợp các tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì mới có thể chi từ nguồn đóng góp tự nguyện, nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này.

Nguồn đóng góp tự nguyện còn được dùng vào mục đích gì hay không?

Bên cạnh việc hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố trong nước và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, nguồn đóng góp tự nguyện còn được dùng vào việc hỗ trợ, giúp đỡ các quốc gia khác khi bị thiên tai. Cụ thể quy định tại Điều 20 và Điều 21 Nghị định 93/2021/NĐ-CP như sau:

"Điều 20. Vận động đóng góp tự nguyện
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ ra lời kêu gọi ủng hộ Nhân dân các quốc gia khác khi bị thiên tai và là đầu mối của Việt Nam hỗ trợ các quốc gia khác theo chỉ đạo của Chính phủ.
Điều 21. Tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện
1. Hội Chữ thập đỏ các cấp mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để tiếp nhận các khoản đóng góp ủng hộ đồng bào các quốc gia khác.
2. Toàn bộ số tiền tiếp nhận được nộp vào tài khoản của Hội Chữ thập đỏ các cấp và chuyển về tài khoản của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
3. Chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc vận động, căn cứ số tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện thu được, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp Bộ Ngoại giao thực hiện chuyển tiền, hiện vật cho quốc gia khác bị thiên tai. Trường hợp cuộc vận động để hỗ trợ nhiều quốc gia bị thiên tai, Bộ Ngoại giao phối hợp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng quốc gia bị thiên tai.
4. Số tiền hỗ trợ các quốc gia khác bị thiên tai không tổng hợp vào ngân sách nhà nước. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có trách nhiệm báo cáo quyết toán kinh phí đã sử dụng theo chế độ tài chính hiện hành.
5. Hội Chữ thập đỏ các cấp thực hiện công khai tiếp nhận, phân phối và tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện ủng hộ Nhân dân các quốc gia khác theo quy định tại Điều 16 Nghị định này."

Như vậy, nguồn đóng góp tự nguyện được sử dụng vào nhiều mục đích nhân đạo, trong đó bao gồm hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và giúp đỡ các quốc gia khác bị thiên tai. Nguồn đóng góp tự nguyện khi được vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng phải được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể, đảm bảo được sử dụng đúng mục đích, đối tượng cần được hỗ trợ.

Đóng góp tự nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Việc quản lý khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ bằng tiền không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân để đầu tư được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt thiệt hại do bão Yagi? Ủng hộ bằng hiện vật cho đồng bào bị lũ lụt thiệt hại do bão Yagi ở đâu?
Pháp luật
Vận động quyên góp ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini thì có được phép dùng tài khoản cá nhân hay không?
Pháp luật
Hành vi ép buộc các cá nhân trong xã, phường tham gia quyên góp cho quỹ hỗ trợ người gặp khó khăn do dịch bệnh có vi phạm pháp luật hay không?
Pháp luật
Cá nhân có quyền kêu gọi đóng góp tự nguyện không? Việc phân phối nguồn đóng góp tự nguyện được quy định như thế nào?
Pháp luật
Ai có quyền kêu gọi đóng góp tự nguyện khi có dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại đến con người và tài sản?
Pháp luật
Ép buộc người khác đóng góp từ thiện có đúng quy định pháp luật? Ép buộc có phải là hành vi bị cấm hay không?
Pháp luật
Các tổ chức vận động các nguồn đóng góp tự nguyện được quyền đề ra mức tối thiểu để nhận đóng góp hay không?
Pháp luật
Việc công khai tiền, hàng cứu trợ kêu gọi đóng góp tự nguyện phải thực hiện thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Khoản đóng góp tự nguyện có địa chỉ cụ thể nhằm hỗ trợ xây dựng lại nhà vì lũ cuốn có được tạm thời dùng để hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân hay không?
Pháp luật
Tổ chức vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện có phải đăng tải công khai kết quả vận động được hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đóng góp tự nguyện
1,159 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đóng góp tự nguyện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đóng góp tự nguyện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào