Người yêu cầu Tòa án triệu tập người phiên dịch đối với vụ án hành chính có phải thanh toán chi phí cho người phiên dịch không?
- Đối với vụ án hành chính, người yêu cầu Tòa án triệu tập người phiên dịch có phải thanh toán chi phí cho người phiên dịch không?
- Chi phí cho người phiên dịch do đương sự yêu cầu đối với vụ án hành chính bao gồm những chi phí gì?
- Chi phí tiền công cho người phiên dịch do đương sự yêu cầu khi tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hành chính được xác định như thế nào?
Đối với vụ án hành chính, người yêu cầu Tòa án triệu tập người phiên dịch có phải thanh toán chi phí cho người phiên dịch không?
Căn cứ theo Điều 53 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Nghĩa vụ thanh toán chi phí cho người phiên dịch như sau:
Nghĩa vụ thanh toán chi phí cho người phiên dịch
Đối với vụ việc dân sự, vụ án hành chính, người yêu cầu Tòa án triệu tập người phiên dịch có nghĩa vụ thanh toán chi phí cho người phiên dịch theo thỏa thuận.
Người phiên dịch theo khoản 1 Điều 64 Luật Tố tụng hành chính 2015 là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói cũng được coi là người phiên dịch.
Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói biết được ngôn ngữ, ký hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm phiên dịch cho người khuyết tật đó.
Như vậy, theo quy định trên, đối với vụ án hành chính, người yêu cầu Tòa án triệu tập người phiên dịch có nghĩa vụ thanh toán chi phí cho người phiên dịch theo thỏa thuận.
Vụ án hành chính (Hình từ Internet)
Chi phí cho người phiên dịch do đương sự yêu cầu đối với vụ án hành chính bao gồm những chi phí gì?
Căn cứ theo Điều 54 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 quy định về Mức chi phí cho người phiên dịch như sau:
Mức chi phí cho người phiên dịch
Mức chi phí cho người phiên dịch do đương sự yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Pháp lệnh này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, mức chi phí cho người phiên dịch do đương sự yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng năm 2012 như sau:
Mức chi phí cho người phiên dịch
1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người phiên dịch do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí tiền công cho người phiên dịch;
b) Chi phí đi lại;
c) Chi phí lưu trú;
d) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật;
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 81/2014/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
Nội dung chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch
1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được xác định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng; tiền công cho người phiên dịch;
b) Chi phí đi lại (nếu có);
c) Chi phí lưu trú (nếu có);
d) Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
...
Như vậy, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người phiên dịch do đương sự yêu cầu gồm một hoặc một số chi phí sau:
- Tiền công cho người phiên dịch;
- Chi phí đi lại (nếu có);
- Chi phí lưu trú (nếu có);
- Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 81/2014/NĐ-CP là chi phí liên quan và phục vụ trực tiếp cho công việc phiên dịch được xác định căn cứ theo thực tế phát sinh của từng trường hợp cụ thể trên cơ sở có đủ hợp đồng (nếu có) và hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Chi phí tiền công cho người phiên dịch do đương sự yêu cầu khi tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hành chính được xác định như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 81/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch
...
3. Người làm chứng, người phiên dịch tại phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, được hưởng chế độ tiền lương, thù lao cho người làm chứng, chế độ tiền công cho người phiên dịch bằng 50% mức chi phí đối với người làm chứng, người phiên dịch khi tham gia phiên tòa quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này.
Theo đó, mức chi phí đối với người phiên dịch do đương sự yêu cầu khi tham gia phiên tòa quy định tại Điều 17 Nghị định 81/2014/NĐ-CP, cụ thể tiền công cho người phiên dịch tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hành chính được xác định như sau:
- Tiền công đối với người phiên dịch dịch nói và dịch tài liệu bằng tiếng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về mức chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiêu, tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
- Tiền công đối với người phiên dịch dịch nói và dịch tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo quy định của pháp luật về mức chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, mức chi biên dịch tiếng dân tộc tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?