Người yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp thì xử lý như thế nào?
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thời hạn sử dụng trong bao lâu?
- Người yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp thì xử lý như thế nào?
- Việc lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân được thực hiện như thế nào?
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có thời hạn sử dụng trong bao lâu?
Tại Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:
"Điều 23. Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.
3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận."
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn về việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:
"2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.
Ví dụ: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp ngày 03/02/2020 nhưng ngày 10/02/2020, người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã đăng ký kết hôn thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 10/02/2020."
Như vậy, theo quy định nêu trên thời hạn có giá trị của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.
Tải về mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất 2023: Tại Đây
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Người yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn về việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cụ thể như sau:
"1. Trường hợp người yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mà không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đây, thì người yêu cầu phải trình bày rõ lý do không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản trao đổi với nơi dự định đăng ký kết hôn trước đây để xác minh. Trường hợp không xác minh được hoặc không nhận được kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này."
Theo đó, bạn phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cũ nhưng nếu đã bị mất thì phải trình bày rõ lý do cho cơ quan cấp giấy xác nhận. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy xác nhận sẽ có văn bản trao đổi với nơi dự định đăng ký kết hôn trước đây để xác minh. Nếu không xác minh được hoặc không nhận được kết quả xác minh thì cơ quan sẽ cho bạn lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình.
Việc lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch khi không nhận được kết quả xác minh như sau:
"Điều 4. Giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch khi không nhận được kết quả xác minh
Trường hợp việc đăng ký hộ tịch cần xác minh theo quy định tại khoản 4 Điều 22, khoản 2 Điều 26, khoản 2 Điều 27 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và khoản 4 Điều 9, khoản 1 Điều 12 Thông tư này, sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời, thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp tục giải quyết hồ sơ theo quy định. Đối với trường hợp xác minh về tình trạng hôn nhân thì cho phép người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình theo quy định tại Điều 5 Thông tư này."
Đồng thời, theo Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật cụ thể như sau:
"Điều 5. Trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật
1. Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
2. Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật."
Như vậy, theo những quy định nêu trên, nếu bạn không cung cấp được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể đồng ý cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho bạn nếu đáp ứng đủ các yêu cầu quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có được tặng thông tin của Sở GDCK TPHCM cho bên thứ ba?
- Lời chúc 20 11 cho cô giáo mầm non ý nghĩa? Những lời chúc 20 11 cho cô giáo mầm non chọn lọc?
- Kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản khác nhau như thế nào theo quy định?
- Thế nào là đất trồng lúa? Nhà nước hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa nào theo quy định?
- Người thực hiện ấn định thuế? Không đồng ý với số thuế do cơ quan thuế ấn định thì người nộp thuế phải làm thế nào?