Người vợ muốn nhận nuôi con nuôi thì phải làm thế nào khi chồng bỏ nhà ra đi không thể liên lạc được?
- Người vợ có được nhận nuôi con nuôi khi không có sự đồng ý của chồng không?
- Người vợ muốn nhận nuôi con nuôi thì phải làm thế nào khi chồng bỏ nhà ra đi không thể liên lạc được?
- Trong trường hợp người chồng bị tuyên bố đã chết quay về thì con nuôi của người vợ có phải con nuôi của người chồng không?
Người vợ có được nhận nuôi con nuôi khi không có sự đồng ý của chồng không?
Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 về người được nhận làm con nuôi như sau:
Người được nhận làm con nuôi
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Theo đó, người vợ không được nhận nuôi con nuôi khi không có sự đồng ý của chồng.
Nhận nuôi con nuôi (Hình từ Internet)
Người vợ muốn nhận nuôi con nuôi thì phải làm thế nào khi chồng bỏ nhà ra đi không thể liên lạc được?
Theo Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tuyên bố mất tích như sau:
Tuyên bố mất tích
1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Căn cứ Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tuyên bố chết như sau:
Tuyên bố chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Theo quy định trên, trong trường hợp người chồng của chị bỏ đi biệt tích 02 năm thì chị có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích đối với chồng chị.
Nếu chị muốn nhận nuôi con nuôi thì chị có thể xin ly hôn tại Tòa án , sau đó chị làm thủ tục nhận nuôi con nuôi khi đáp ứng đủ điều kiện quy định.
Hoặc sau 03 năm kể từ ngày tuyên bố mất tích (hoặc biệt tích 05 năm không liên lạc được) thì chị có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố chồng chị đã chết.
Lúc này quan hệ hôn nhân giữa chị và chồng chị sẽ chấm dứt, chị trở thành người độc thân thì chị có thể đăng ký nhận nuôi con khi đáp ứng đủ điều kiện quy định.
Trong trường hợp người chồng bị tuyên bố đã chết quay về thì con nuôi của người vợ có phải con nuôi của người chồng không?
Theo quy định tại Điều 67 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về như sau:
Quan hệ nhân thân, tài sản khi vợ, chồng bị tuyên bố là đã chết mà trở về
1. Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật.
2. Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau:
a) Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó;
b) Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.
Như vậy, trong trường hợp người chồng bị tuyên bố đã chết quay trở về thì quan hệ hôn nhân của hai người có thể được khôi phục hoặc không.
Tuy nhiên người con nuôi mà người vợ nhận là trong thời điểm người vợ đang độc thân, do đó người con nuôi này được xác định là con của người vợ, không phải con nuôi của người chồng.
Trong trường hợp quan hệ hôn nhân được khôi phục và người chồng muốn nhận đứa con này làm con nuôi thì có thể thực hiện đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?