Người vi phạm nồng độ cồn bỏ xe máy và không đóng phạt thì có được thực hiện các thủ tục đăng ký xe không?
Người vi phạm nồng độ cồn bỏ xe máy và không đóng phạt thì có được thực hiện các thủ tục đăng ký xe không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA về nguyên tắc đăng ký xe như sau:
Nguyên tắc đăng ký xe
...
14. Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá biển số xe ô tô được lựa chọn đăng ký, cấp biển số xe trúng đấu giá tại Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông) nơi chủ xe có trụ sở, cư trú hoặc tại Phòng Cảnh sát giao thông quản lý biển số xe trúng đấu giá đó.
15. Tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự, an toàn giao thông mà không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì chưa giải quyết đăng ký xe; sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì được đăng ký xe theo quy định của Thông tư này.
Theo đó, cá nhân vi phạm an toàn giao thông mà không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chưa giải quyết đăng ký xe. Sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì mới có thể được đăng ký xe theo quy định.
Như vậy, người vi phạm nồng độ cồn bỏ xe máy và không đóng phạt thì sẽ chưa được giải quyết đăng ký xe. Người vi phạm cần phải chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm thì mới có thể được đăng ký xe theo quy định pháp luật.
Người vi phạm nồng độ cồn bỏ xe máy và không đóng phạt thì có được thực hiện các thủ tục đăng ký xe không? (Hình từ Internet)
Người vi phạm nồng độ cồn bỏ xe máy và không đóng phạt thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thay thế bởi điểm h khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
...
9. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, điểm b, điểm d khoản 10 Điều 5; điểm g, điểm i khoản 8, khoản 9 Điều 6; điểm b, điểm d khoản 9 Điều 7; điểm d khoản 4 Điều 8; điểm b khoản 5 Điều 33 Nghị định này.
...
Theo đó, trong trường hợp người vi phạm nồng độ cồn mà bỏ phương tiện lại có thể bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BTC như sau:
Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính
1. Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
...
Ngoài ra, người vi phạm nồng độ cồn cố tình không nộp phạt khi có quyết định xử phạt sẽ bị cưỡng chế thi hành và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt sẽ nộp 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Khung phạt tiền cao nhất đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt với khung phạt tiền cao nhất 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?