Người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có trình độ như thế nào?
Người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có trình độ như thế nào?
Yêu cầu đối với người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Nhân sự, vốn, tài chính, chế độ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
...
2. Người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc có chứng chỉ bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải duy trì vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu và thực hiện chế độ tài chính theo quy định của Chính phủ.
4. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện năm tài chính, chế độ kế toán quy định tại Điều 103 và Điều 104 của Luật này và thực hiện kiểm toán độc lập hằng năm đối với báo cáo tài chính.
...
Như vậy, theo quy định, người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có trình độ:
- Bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc;
- Có chứng chỉ bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm hoặc;
- Chứng chỉ môi giới bảo hiểm.
Lưu ý: Các loại văn bằng, chứng chỉ trên phải do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có trình độ như thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc không?
Hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc được quy định tại khoản 1 Điều 137 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có các quyền sau đây:
a) Hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc, hoa hồng môi giới tái bảo hiểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
b) Thu từ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
c) Thu từ thực hiện các công việc khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm;
d) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 55 Thông tư 67/2023/TT-BTC quy định:
Hoa hồng môi giới bảo hiểm
1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc từ phí bảo hiểm.
2. Tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc và việc thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc được xác định trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc từ phí bảo hiểm thu được theo thời hạn đã thỏa thuận nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm.
3. Trong mọi trường hợp, hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc không được vượt quá 15% phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thực tế thu được của mỗi nghiệp vụ bảo hiểm thuộc từng hợp đồng bảo hiểm thu xếp qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
4. Hoa hồng môi giới tái bảo hiểm được thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hợp với thông lệ quốc tế.
Như vậy, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quyền hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc và việc thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc được xác định trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Lưu ý: Khi bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải thanh toán hoa hồng môi giới bảo hiểm gốc từ phí bảo hiểm thu được theo thời hạn đã thỏa thuận nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được phí bảo hiểm.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 137 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:
(1) Ngăn cản bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
(2) Khuyến mại dưới các hình thức hứa hẹn sẽ cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm;
(3) Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực để có thể mua hợp đồng bảo hiểm mới;
(4) Tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài khác nhằm thu được hoa hồng môi giới cao hơn;
(5) Cung cấp cho khách hàng thông tin sai lệch, không phù hợp nội dung điều kiện hay điều khoản bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?