Người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản sẽ được hưởng những chính sách nào theo quy định?
- Hoàn trả thiệt hại cho người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình phải dựa trên nguyên tắc gì?
- Chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản được quy định ra sao?
- Cách xác định người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại cho người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình?
Hoàn trả thiệt hại cho người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình phải dựa trên nguyên tắc gì?
Người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản sẽ được hưởng những chính sách nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Nguyên tắc khen thưởng và hoàn trả thiệt hại
1. Nguyên tắc khen thưởng:
a) Chính xác, công khai, dân chủ, công bằng và kịp thời trên cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công tác của các tập thể, cá nhân; việc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân không bắt buộc theo trình tự từ hình thức khen thưởng thấp đến hình thức khen thưởng cao, thành tích đạt tới đâu khen thưởng tới đó. Những thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn hơn được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn;
b) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;
c) Đảm bảo thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
d) Kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
2. Việc hoàn trả giá trị tài sản bị thiệt hại cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình phải thực hiện đúng đối tượng và điều kiện quy định tại Thông tư này.
Căn cứ trên quy định việc hoàn trả giá trị tài sản bị thiệt hại cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình phải thực hiện đúng đối tượng và điều kiện.
Chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản được quy định ra sao?
Chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản được quy định tại Điều 39 Nghị định 76/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 25/12/2023) như sau:
Chi hỗ trợ bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chi hỗ trợ bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thuộc đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chế độ trợ cấp tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, vệ sinh, an toàn lao động;
b) Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được đơn vị sử dụng lao động chi trả các chế độ theo quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn lao động;
c) Trường hợp cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình thuộc đối tượng khác được hỗ trợ theo chính sách trợ giúp xã hội khẩn cấp hoặc được hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng theo quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội.
2. Chi hỗ trợ bù đắp thiệt hại về tài sản cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:
a) Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình khi trực tiếp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản nhưng người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại thì được Nhà nước hỗ trợ bù đắp đối với tài sản bị thiệt hại;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình bị thiệt hại về tài sản thành lập Hội đồng xác định mức độ hỗ trợ thiệt hại cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình. Thành phần Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Theo đó, cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình khi trực tiếp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản nhưng người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại thì được Nhà nước hỗ trợ bù đắp đối với tài sản bị thiệt hại.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình bị thiệt hại về tài sản thành lập Hội đồng xác định mức độ hỗ trợ thiệt hại cho cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình. Thành phần Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Trước đây, theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 08/2009/NĐ-CP (Hết hiệu lực ngày 25/12/2023) quy định như sau:
Chính sách đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
1. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp Luật về thi đua, khen thưởng;
2. Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp Luật;
3. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại; kinh phí hoàn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dành cho thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định tại Điều này.
Căn cứ quy định trên thì người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại.
Kinh phí hoàn trả thiệt hại được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dành cho thực hiện nhiệm vụ phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Cách xác định người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại cho người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình?
Theo Điều 6 Thông tư 24/2011/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Đối tượng và điều kiện để nhà nước hoàn trả thiệt hại
Nhà nước hoàn trả thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP trong trường hợp sau đây:
1. Người gây thiệt hại là người bị bệnh tâm thần đủ các điều kiện gồm:
a) Có Hồ sơ bệnh án trước thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Có xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên về tình trạng bệnh tật;
c) Không có người giám hộ hoặc có người giám hộ nhưng người giám hộ có đủ căn cứ chứng minh họ không có lỗi trong việc giám hộ người bị bệnh tâm thần hoặc người giám hộ có tên trong danh sách hộ nghèo theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn hiệu lực tại thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản.
2. Người gây bạo lực thuộc diện hộ nghèo là người phải có tên trong danh sách Quyết định công nhận hộ gia đình nghèo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn hiệu lực tại thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản và có căn cứ chứng minh không có tài sản để hoàn trả người bị hại cả trong hiện tại và tương lai.
Theo đó, Nhà nước hoàn trả thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng chống bạo lực gia đình trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại khi có đủ các điều kiện, cụ thể:
(1) Người gây thiệt hại là người bị bệnh tâm thần đủ các điều kiện gồm:
- Có Hồ sơ bệnh án trước thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản cho người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình;
- Có xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên về tình trạng bệnh tật;
- Không có người giám hộ hoặc có người giám hộ nhưng người giám hộ có đủ căn cứ chứng minh họ không có lỗi trong việc giám hộ người bị bệnh tâm thần hoặc người giám hộ có tên trong danh sách hộ nghèo theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn hiệu lực tại thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản.
(2) Người gây bạo lực thuộc diện hộ nghèo là người phải có tên trong danh sách Quyết định công nhận hộ gia đình nghèo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã còn hiệu lực tại thời điểm gây ra thiệt hại về tài sản và có căn cứ chứng minh không có tài sản để hoàn trả người bị hại cả trong hiện tại và tương lai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?