Người trực tiếp pha chế thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh thực hiện sai quy trình dẫn đến chết người bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Người trực tiếp pha chế thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh có những trách nhiệm gì?
- Người trực tiếp pha chế thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh thực hiện sai quy trình dẫn đến chết người bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Người trực tiếp pha chế thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh thực hiện sai quy trình dẫn đến chết người là người thân của liệt sĩ có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Người trực tiếp pha chế thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh có những trách nhiệm gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 30/2021/TT-BYT quy định như sau:
Phạm vi nhiệm vụ của người phụ trách, người trực tiếp pha chế, người thực hiện kiểm tra chất lượng thuốc
...
2. Người trực tiếp pha chế thuốc có trách nhiệm pha chế các thuốc theo công thức được phê duyệt, bảo đảm tuân thủ các hướng dẫn liên quan đến công việc pha chế thuốc và các quy định bắt buộc liên quan đến điều kiện pha chế, vệ sinh và an toàn, hoàn thành hồ sơ pha chế thuốc và kiểm soát trước khi thuốc được cấp phát.
Cơ sở phân công cho người có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành dược thực hiện nhiệm vụ trực tiếp pha chế thuốc trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này và pha chế từ thuốc thành phẩm là thuốc gây nghiện, phân công cho người tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành dược thực hiện nhiệm vụ trực tiếp pha chế thuốc trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này.
...
Theo đó, người trực tiếp pha chế thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh có có trách nhiệm pha chế các thuốc theo công thức được phê duyệt, bảo đảm tuân thủ các hướng dẫn liên quan đến công việc pha chế thuốc và các quy định bắt buộc liên quan đến điều kiện pha chế, vệ sinh và an toàn, hoàn thành hồ sơ pha chế thuốc và kiểm soát trước khi thuốc được cấp phát.
- Đối với trường hợp pha chế thuốc từ nguyên liệu làm thuốc khi thuốc chưa có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc thuốc có số đăng ký lưu hành nhưng chưa cung ứng hoặc cung ứng chưa đủ nhu cầu điều trị và pha chế từ thuốc thành phẩm là thuốc gây nghiện, cơ sở phân công cho người có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành dược thực hiện nhiệm vụ trực tiếp pha chế thuốc.
- Đối với trường hợp pha chế từ thuốc thành phẩm trong trường hợp pha loãng nồng độ thuốc, phối trộn các loại thuốc, chia sẵn liều sử dụng, kết hợp pha loãng với phối trộn, pha loãng với chia liều, chuyển dạng dùng theo yêu cầu điều trị, cơ sở phân công cho người tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành dược thực hiện nhiệm vụ trực tiếp pha chế thuốc.
Tội vi phạm quy định về pha chế thuốc (Hình từ Internet)
Người trực tiếp pha chế thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh thực hiện sai quy trình dẫn đến chết người bị phạt tù bao nhiêu năm?
Theo Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 117 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người trực tiếp pha chế thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh thực hiện sai quy trình dẫn đến chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù như sau:
- Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 Bộ luật Hình sự 2015) trong trường hợp làm chết 01 người.
- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm trong trường hợp làm chết 02 người.
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp làm chết 03 người trở lên.
Người trực tiếp pha chế thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh thực hiện sai quy trình dẫn đến chết người là người thân của liệt sĩ có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Theo điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
...
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
...
Theo đó, người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo Quy định 191 như thế nào?
- Lời chúc 20 tháng 11 tri ân Nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam? Nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những ai?
- Dâm ô có phải là hành vi xâm hại tình dục trẻ em theo quy định pháp luật không? Mức phạt cao nhất đối với tội dâm ô là gì?
- Nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm 2024 online thế nào? Cách báo cáo tình hình sử dụng lao động online?
- Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở mới thay mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng hiện nay áp dụng với CBCCVC và LLVT khi nào?